a/ Tên nhiệm vụ: Xây dựng sách xanh cho một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Chi cục Bảo vệ môi trường
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn và cá nhân tham gia chính:
1. Huỳnh Thanh Nhã
2. Nguyễn Phương Mai
3. Nguyễn Cửu Long Giang
4. Giang Hữu Tài
5. Nguyễn Thị Huyền Trân
6. Nguyễn Bích Hằng
7. Châu Ngọc Cẩm Vân
8. Trần Lê Ngọc Quyên
9. Tào Mạnh Quân
d. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chất lượng quản lý môi trường của cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và trở thành công cụ giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương pháp phân hạng và xây dựng sách xanh cho doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tôn vinh và phổ biến nhân rộng các cơ sở đã thực hiện thành công các hành động cải thiện môi trường; nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng trong quá trình đánh giá mức ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế cao. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nguyên liệu trong nước. Xây dựng công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại. sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Đến năm 2020, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn, tầm quốc gia và khu vực. Tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm tỷ lệ gia công. Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp. Nâng tỷ lệ công nghiệp sạch từ 40% năm 2010 lên 60% năm 2020. Củng cố và nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn… Tuy nhiên, trước sức ép của tốc độ kinh tế ngày càng nhanh, trong đó có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa thì công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu.
Tại các khu công nghiệp đã có hệ thống thoát nước mưa, nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, việc quản lý vận hành các trạm xử lý này vẫn chưa tốt, việc đấu nối nước thải từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về trạm xử lý nước thải tập trung chưa triệt để. Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh nhằm ngoài khu, cụm công nghiệp là một thách thức đối với các cơ quan quản lý về môi trường. Ngoài tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, còn lại một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chỉ có 60% cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ô nhiễm môi trường, thì ô nhiễm không khí cũng tăng do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh và rừng thì giảm sút. Ô nhiễm rác thải cũng đang là bức xúc và mối lo chung của cả cộng đồng. Những tồn tại này chủ yếu là do công tác quản lý và bảo vệ môi trường hiện nay còn nhiều bất cập. Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa cao. Các ngành, các cấp chưa lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển của địa phương. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện, xã phường còn thiếu và yếu nên không thể quán xuyến, kiểm tra hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn. Chính vì vậy, tác giả đề xuất thực hiện đề tài “Xây dựng sách xanh cho một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” nhằm nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí để phân hạng chất lượng quản lý môi trường các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chất lượng quản lý môi trường của cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và trở thành công cụ giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương pháp phân hạng và xây dựng sách xanh cho doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tôn vinh và phổ biến nhân rộng các cơ sở đã thực hiện thành công các hành động cải thiện môi trường; nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng trong quá trình đánh giá mức ô nhiễm của các cơ sở công nghiệp.
Đề tài đã sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, điều tra thu thập thông tin, phương pháp khảo sát thực địa, điều tra trực tiếp; phương pháp lấy mẫu đo đạc, phân tích, tổng hợp thông tin, phương pháp chuyên gia… để xây dựng các tiêu chí, cơ cấu tính điểm và quy trình để đánh giá và phân hạng doanh nghiệp. kết quả đạt được:
Xây dựng hệ thống tiêu chí gồm 8 tiêu chí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp trong đó có 4 tiêu chí mang tính chất bắt buộc và 4 tiêu chí mang tính chất khuyến khích. Từ đó đưa ra quy trình phân hạng để lauwj chọn doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí để đưa vào Sách xanh.
Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực địa, lấy mẫu bổ sung nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường của 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Xây dựng phần mềm quản lý nhằm quản lý các dữ liệu thu thập từ doanh nghiệp. Phần mềm này có chức năng phân loại các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí và bảng điểm cho từng hạng. Ngoài ra, phần mềm còn có tính năng hiển thị lên bản đồ các thông tin liên quan đến các doanh nghiệp được nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm nói trên và các dữ liệu thu thập được từ 300 doanh nghiệp để chọn ra được 14 doanh nghiệp thuộc 12 ngành nghề khác nhau đưa vào Sách xanh tỉnh Bình Dương năm 2009. Trong số này có 12 doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp và 2 doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp.
Đây là lần đầu tiên ở Bình Dương, một hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá lựa chọn các doanh nghiệp xanh được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn một cách xác đáng. Hệ thống tiêu chí này không chỉ phục vụ mục đích xây dựng Sách xanh mà còn là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh nhà cũng như các tỉnh khác trong cả nước.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 20 tháng
- Thời gian bắt đầu: 01/2008
- Thời gian kết thúc: 09/2009
g/ Kinh phí thực hiện: 581.026.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).