a. Tên nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp
b. Đơn vị chủ trì: Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương
c. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Văn Nam và các thành viên tham gia:
1. Nguyễn Thiện Phước
2. Trần Thị Thu Hương
3. Trương Thị Tý
4. Huỳnh Văn Lương
5. Lê Thị Hồng Nhung
6. Dương Văn Sao
7. Lê Thanh Hà
8. Nguyễn Thị Lan Minh
d. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp quan trọng trong xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dương lớn mạnh, góp phần tăng cường và củng cố khối đoàn kết các lực lượng quần chúng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Sự phát triển nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa tác động mạnh mẽ, vừa đặt ra yêu cầu cao đối với giai cấp công nhân, đòi hỏi giai cấp công nhân cần tăng cường về số lượng và chất lượng. Và yêu cầu cấp bách đặt ra cho hệ thống chính trị nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân ở các địa phương nói riêng.
Bên cạnh đó, xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ mang tính cấp bách và tính chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X của Đảng (tháng 1/2008) đã nêu “Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà nước của hệ thống chính trị, của mỗi người công dân và của toàn xã hội”.
Bình Dương là một tỉnh đã và đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh sang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kéo theo tình trạng số lượng công nhân tăng nhanh và trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ công nhân bậc cao, tay nghề giỏi vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp đã thành lập được công đoàn cơ sở và công nhân lao động là đoàn viên công đoàn vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tổng số lao động và doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh.
Đồng thời, tình trạng tranh chấp lao động, đình công không đúng theo trình tự của pháp luật liên tục xảy ra; những tác động của mặt trái kinh tế thị trường làm suy thoái đạo đức của một bộ phận công nhân; phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng trong đội ngũ công nhân lao động của tỉnh… Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân của tỉnh không ngừng lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết 20/NQ-TW về việc tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương không ngừng lớn mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề rất cần thiết.
Tác giả sử dụng phương pháp hồi cứu để thu thập và chọn lọc thông tin có liên quan và thực hiện các phương pháp điều tra, thống kê trong thực hiện thu thập số liệu; tổng hợp và phân tích số liệu, sự kiện, quan điểm… trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu của đề tài: Đề xuất các giải pháp quan trọng trong xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dương lớn mạnh, góp phần tăng cường và củng cố khối đoàn kết các lực lượng quần chúng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
Sau thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay: Khi xét về thực tiễn và lý thuyết thì việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương đang đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải xây dựng đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
2. Thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2003 - 2008: Trong quá trình lao động sản xuất nhiều doanh nghiệp đã tạo môi trường làm việc và không gian sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Hầu hết các doanh nghiệp đã có nhà ăn tập thể và thường dùng để làm nơi sinh hoạt chung cho công nhân; phối hợp với công đoàn tổ chức cho công nhân lao động đi tham quan du lịch ngắn ngày, giao lưu văn nghệ... Tuy nhiên, do giá cả thị trường không ổn định và tăng cao nên dù thu nhập của công nhân tăng nhưng lương vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày về nhà ở, việc làm, đời sống, ý thức giác ngộ giai cấp của công nhân tỉnh Bình Dương gây ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Đánh giá thực trạng công tác tập hợp, đoàn kết và xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến nay; luận giải về những thành công và yếu kém của công tác xây dựng, phát triển, đoàn kết, tập hợp đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương
4. Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương: Để xây dựng đội ngũ công nhân Bình Dương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trong thập niên tới các cấp chính quyền, đoàn thể cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như tập trung đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của công nhân. Đồng thời, tiến hành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của giai cấp công nhân, nâng cao ý thức pháp luật của công nhân; rèn luyện tác phong công nghiệp cho họ…
5. Đề xuất những kiến nghị, giải pháp thiết thực, cụ thể, toàn diện đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và hệ thống chính trị trong tỉnh nhằm xây dựng và phát triển đoàn kết, tập hợp đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương.
Kết quả đề tài cho thấy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ công ngân tỉnh Bình Dương không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường đoàn kết, phát huy tiềm năng của lực lượng lao động công nghệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộ của tỉnh nhà. Qua đó, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh trong thời kỳ mới.
e. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc: 2010
f. Kinh phí:….. đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)