BCUD 2025: Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải container trên mạng lưới đường bộ tỉnh Bình Dương
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải container trên mạng lưới đường bộ tỉnh Bình Dương
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp): Đề án khoa học
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Vũ Tự
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 03/2/2021
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số:
Ngày cấp: Cơ quan cấp:
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
Là một trong các trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Dương cũng đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông và mức độ mất an toàn giao thông. Sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã kéo theo sự tăng trưởng đột biến về số lượng phương tiện cơ giới cá nhân và sự gia tăng rất nhanh lưu lượng các loại phương tiện vận tải, nhất là các loại phương tiện có tải trọng lớn, chiếm nhiều diện tích mặt đường (xe container), gây áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, cùng với đó là những hệ lụy về vấn đề giao thông đi kèm như: xung đột giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng trong các tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng và các trường hợp ùn tắc giao thông kéo dài vào các giờ cao điểm.
Trước thực trạng này, đề tài nghiên cứu do TS. Trần Vũ Tự chủ nhiệm đã tiến hành đánh giá tổng thể hiện trạng, tác động và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động vận tải container trên mạng lưới đường bộ tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở phân tích khoa học và dữ liệu thực tế, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện tình hình giao thông, giảm thiểu tai nạn và nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng hiện hữu.
Để kiểm soát và kiềm chế có hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông, trên cơ sở kết quả đề tài nghiên cứu như trên, Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng) đã phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh triển khai nhiều giải pháp, trong đó phương án phân Dương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận triển khai thí điểm tại Công văn số 2104/UBND-KT ngày 19/5/2021, triển khai chính thức tại Công văn số 3369/UBND-KT ngày 06/7/2022; theo đó tổ chức phân luồng giao thông vào các khung giờ cao điểm trên các tuyến đường Quốc lộ 13, đường ĐT.747, đường ĐT.743, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Huỳnh Văn Củ, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Các phương án phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến này đã kéo giãn, trải đều lưu lượng các loại phương tiện tham giao thông vào các khung giờ trong ngày, khắc phục tình trạng bất cập trước đây là vào các khung giờ cao điểm (giờ đi làm, đi học, tan ca) các loại phương tiện giao thông đổ dồn ra đường lưu thông vào cùng một thời điểm, dẫn đến vượt quá năng lực khai thác của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là trên các tuyến đường huyết mạch, trọng điểm, liên tỉnh, liên huyện. Hiện nay, tình hình ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng điểm từng bước được cải thiện, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm và lưu thông ổn định, thông thoáng trong các khung giờ cao điểm.
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Nhằm phát huy hiệu quả việc áp dụng kết quả nghiên cứu đề tài trên qua giải pháp phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến tại các khu vực, các tuyến đường trọng điểm như: Quốc lộ 13, đường ĐT 743, đường Mỹ Phước - Tân Vạn... đã góp phần chống ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông.
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
*Áp dụng đối với Đề án Khoa học
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?:
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để hình thành chính sách
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải container trên mạng lưới đường bộ tỉnh Bình Dương”. Từ năm 2021, Sở Giao thông vận tải đã tiếp nhận kết quả nghiên cứu và chủ động xây dựng phương án thí điểm tổ chức phân luồng xe tải, xe container theo giờ trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận thí điểm (tại Công văn số 2104/UBND-KT ngày 19/5/2021) và triển khai chính thức (tại Công văn số 3369/UBND-KT ngày 06/7/2021) trên các tuyến đường như: Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường ĐT.743... Theo đó, đối với phương tiện xe container bị cấm lưu thông trong các khung giờ cao điểm (sáng từ 6h00-8h00 và chiều từ 16h30-18h30) và đối với phương tiện xe ô tô tải (trừ phương tiện kéo - rơ-moóc và xe rơ - mi - rơ-mooc) có khối lượng chuyên chở lớn hơn 10 tấn bị cấm lưu thông vào khung trưa từ 11h00-13h00. Sau một thời gian áp dụng khung giờ cấm đối với xe tải, xe container, đến nay tình hình ùn tắc giao thông tại các giao lộ trọng điểm như: ngã năm Phước Kiển, ngã 6 An Phú, ngã tư cầu vượt 550,... đã được cải thiện, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ổn định, thông thoáng hơn so với thời điểm trước, khắc phục tình trạng tất cả phương tiện cùng lưu thông trong một thời gian dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông.
Thực hiện Công văn số 7027/UBND-NC ngày 10/12/2024 của UBND tỉnh, thời gian qua Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với địa phương, công an tỉnh và các đơn vị có liên quan rà soát nghiên cứu phương án điều chỉnh phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến trên địa bàn tỉnh, trong đó có nghiên cứu phương án cấm phương tiện containerrr lưu thông thêm trên một số tuyến đường
Từ đó làm cơ sở để Sở Xây dựng tiếp tục tham mưu UBND tỉnh Bình Dương trong việc ban hành và thực hiện các chính sách về phân luồng xe tải, xe container theo tuyến đường và theo giờ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, còn có thể được sử dụng để làm tư liệu giảng dạy trong các trường đại học cũng như là tài liệu tham khảo cho các tỉnh thành trong cả nước.