BCUD 2025: Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên nhiệm vụ:Nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp): Đề tài khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Viện nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam/ Sở Công Thương tỉnh Bình Dương
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 30/09/2022
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 0512/2022/QĐ-VLI
Ngày cấp: 05/12/2022 Cơ quan cấp: Viện nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam - VLA
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
- Các nội dung đề xuất của Đề tài đã được Sở Công Thương vận dụng đưa vào dự thảo “Kế hoạch phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
- Từ những định hướng của Đề tài, Sở Công Thương đã vận dụng, đề xuất đưa vào “NHIỆM VỤ 06 - NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VẬN TẢI VÀ LOGISTICS" trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỷ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã tập hợp cơ sở lý luận về hệ thống logistics bền vững; phân tích thực trạng và xây dựng dự báo để làm căn cứ đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh thành khác trong khi chuẩn bị thực hiện để tải phát triển logistics, qua đó tăng cường tính liên kết vùng và liên ngành trong lĩnh vực logistics.
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Thông qua hoạt động tổ chức thực hiện nghiên cứu, năng lực nghiên cứu của các thành viên tham gia đề tài sẽ được tăng cường về chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Các cơ sở bao gồm doanh nghiệp dịch vụ logistics, doanh nghiệp chủ hàng có thể tham khảo áp dụng các đề xuất, giải pháp của đề tài vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó góp phần gia tăng thuê ngoài dịch vụ logistics từ các doanh nghiệp chủ hàng.
- Các kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, đơn vị đào tạo Đại học và Sau Đại học, đồng thời là nguồn dữ liệu giá trị cho các cơ quan quản lý của nhà nước.
Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Đề tài đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể phát triển bền vững hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất các vị trí trung tâm logistics tiềm năng: chú trọng đánh giá tác động môi trường đối với sự hình thành và phát triển của các trung tâm logistics cũng như hạ tầng giao thông vận tải, qua đó góp phần để cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ ra quyết định phù hợp.
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?: Khoa học xã hội
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới?: Hình thức khác: Tài liệu tham khảo học tập
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: 0
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế: 0
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...): Không có
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có): Không có