BCUD 2025: Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương - Do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam báo cáo
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương - Do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam báo cáo
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp): Đề tài khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Văn An
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 29 tháng 9 năm 2020
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số:
Ngày cấp: 2/11/2020 Cơ quan cấp: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Bộ NN&MT
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không)
- Ứng dụng khá tốt trong việc nhân rộng việc áp dụng kết quả kỹ thuật mô hình canh tác tổng hợp cây hồ tiêu tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với điểm thử nghiệm 10 ha.
- Tiến bộ kỹ thuật: Quy trình canh tác tổng hợp trên cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) đã được công nhận cấp cơ sở và các tờ bướm kỹ thuật (Leaflet) được phát tay cho nông dân xã An Bình để thuận tiện trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác trên cây hồ tiêu.
- Giấy chứng nhận GlobalGAP được cấp cho tổ Hợp tác sản xuất Hồ tiêu An Bình số GGN: 4063061346162 vào ngày 08/4/2020 trên diện tích 10 ha của mô hình.
- Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Phú Giáo” được cấp năm 2021 và đã chuyển giao cho BCH hội nông dân Phú Giáo.
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho địa phương xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thông qua áp dụng kỹ thuật canh tác tổng hợp để giảm chỉ phí sản xuất và gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu. Sau năm 2021, người trồng tiêu vẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tăng cường phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh) trên vườn tiêu của nông hộ đến nay. Vì vậy, giá bán hồ tiêu của nông dân trồng tiêu đạt chứng nhận GlobalGAP đã tăng hơn 10 - 15% về giá so với giá thị trường. Năm 2022, nhóm nghiên cứu của đề tài đã kết nối với doanh nghiệp thu mua giá tăng cao hơn so với thị trường do mẫu test hạt tiêu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong niên vụ 2021-2022. Năm 2023, nhóm đã liên kết với công ty TNHH sản xuất ADF Việt Nam để liên kết thu mua hạt tiêu xanh tại xã An Bình (Hội nông dân xã An Bình làm đại diện) với giá thu mua cộng thêm cho sản lượng hạt tiêu có áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp bình quân 15 - 20% (ngay tại thời điểm thu mua) so với giá thị trường. Do vậy, nông dân giảm được chi phí cho sơ chế và phơi khô, giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể và doanh thu tăng bình quân khoảng 20 - 25%. Đến niên vụ 2023-2024, công ty ADF Việt Nam đã tự liên kết với Hội nông dân An Bình để tiến hành đánh giá sản lượng và lập kế hoạch thực hiện việc liên kết thu mua hạt tiêu xanh của vùng sản xuất với các tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty.
Nông hộ áp dụng quy trình kỹ thuật của đề tài đã giảm khá nhiều lượng thuốc hóa học phun xịt lên vườn, chỉ phun xử lý dịch hại cục bộ khi cần thiết. Ngoài ra, phân bón cũng được bón hợp lý hơn và có chú trọng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh hơn so với trước đây. Từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường canh tác nông nghiệp bền vững hơn.
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?: Khoa học nông nghiệp
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới?: Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: 05
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế:
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...): Nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Phú Giáo” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có): Trong thời gian thực hiện, Đề tài đã tham gia đào tạo được 2 học viên tốt nghiệp hệ Trung cấp ngành nông nghiệp: Nguyễn Văn Đại và Ngô Thanh Lâm là con em tại tỉnh Bình Dương