BCUD 2025: Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương.
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng quy trình lâm sàng thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và đánh giá hiệu quả lọc máu thay huyết tương cho bệnh nhân covid-19 nặng và nguy kịch tại một số bệnh viện tỉnh Bình Dương.
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp) Đề tài khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: GS.TSKH. Bác sỹ Dương Quý Sỹ
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 23/02/2023
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số:04.052023/KQNC
Ngày cấp: 15/05/2023 Cơ quan cấp: Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: UBND tỉnh Bình Dương
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
Vào thời điểm nghiên cứu, tỉnh hình nhiễm Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường người bệnh mỗi ngày (theo thống kê Bộ Y tế) và hiện nay số bệnh bệnh nhân bị Covid-9 nặng nguy kịch trên cả nước vẫn chiếm tỷ lệ hơn 1.000 bệnh nhân tỉnh đến ngày 5/4/2022, tỷ lệ bệnh nhân nặng - nguy kịch vẫn còn cao ở một số tỉnh thành và tại Bình Dương. Mặc dù bệnh nhân nặng - nguy kịch đã được chân đoán và điều trị theo hướng dẫn của Bộ y tế nhưng một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân diễn tiến nguy kịch và tử vong do các biến chứng của Covid-19, đặc biệt là do sự hình thành các cục máu đông trong bệnh Covid-19. Theo thống kê sơ bộ tại khoa hồi sức tích cực khu điều trị Covid-19 Phú Chánh và tại các đơn nguyên hôi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 khác thì gần 50% bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch tử vong là do sự hình thành cục máu đông gây thuyên tắc mạch máu tại phối (thuyên tắc phối), tại tim (nhồi máu cơ tim), tại thận (gây tổn thương thận cấp), tại não (gây đột quy), mặc dù bệnh nhân đã được điều trị đự phòng bảng heparin.
- Đối với việc điền trị bằng HFNC: Việc điều trị bằng HFNC nếu được chỉ định kịp thời và theo đời đúng quy trình sẽ giúp tránh được việc đặt nội khí quản (NKQ) -thở máy, vì tỷ lệ từ vong ở bệnh nhân Covid-19 bị ARDS và đặt NKQ - thở máy rất cao. Tuy nhiên một tỷ lệ đáng kẻ khoảng 50% bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch có thể tránh khỏi việc đặt NKQ - thở máy là nhờ vào oxy liệu pháp trì hoãn với các máy thở đơn giản không xâm lẫn như thở oxy dòng cao qua ông thông mũi (HFNC).
Ngoài ra, thở HFNC giúp tránh được những biến chứng khác do thở máy xâm nhập như viêm phổi do thở máy, tràn khí màng phổi do chắn thương thế tích hoặc áp lực gây ra do thở máy xâm nhập ở bệnh nhân Covid-19, tránh được những thất bại do việc cai máy thở, giúp người bệnh dễ dung nạp vẫn có thẻ ăn uống thông qua đường miệng tránh phải nuôi ăn qua ông thông dạ dày hay truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 được NKQ - thở máy xâm nhập cần phải có số lượng nhân lực điều dưỡng bảo đảm và thường xuyên theo dõi bệnh nhân và hệ thống máy thở để tránh những tai biến do tắt đàm nhớt, bệnh nhân chống máy, thường xuyên xoay trở người bệnh và chăm sóc chống loét... Bên cạnh đó, thờ HFNC tránh được việc đặt NKQ - thở máy làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cán bộ y tế (bác sĩ và điều dưỡng), liên quan đến việc đặt NKQ và thậm chí là mở khí quản đo thở máy xâm nhập kéo dài.
Đặc biệt tôn thương phổi gây suy hô hấp tiến triển do Covid-19 thường đáp ứng với điều trị bằng corticoid, thuốc chống đông máu, thuốc kháng vi rút, các chế phẩm sinh học trung hòa cytokine và lọc máu hấp phụ hay lọc máu thay huyết tương. Do vậy việc chỉ định thở HFNC kịp thời, đúng chỉ định và theo đõi đúng quy trình sẽ giúp cho việc điều trị bệnh Covid-19 bị ARDS sẽ không diễn tiến nặng hơn và tình trạng suy hô hấp tiến triển sẽ không diễn tiến nặng và dần dần hồi phục song song với việc điều trị bằng HFNC. Do vậy việc xây dựng quy trình chuẩn về chỉ định điều trị HFNC, theo đõiđáp ứng với điều trị HFNC và chăm sóc bệnh nhân bị Covid-19 nặng - nguy kịch thở HFNC là rất cần thiết trong điều trị bệnh nhân bị Covid-19 vì giúp làm giảm tỷ lệ từ vong, giảm nguy cơ thở máy, giảm được nguồn nhân lực y tế và chi phí y tế tập trung vào chăm sóc bệnh nhân Covid-19 bị đặt NKQ - thở máy xâm nhập.
- Đối với việc điều trị bằng lọc máu thay huyết trơưng: Ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng - nguy kịch có mối liên quan giữa mức độ nặng của bệnh, nguy cơ tăng đông và sự hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu và tử vong với sự tăng cao nồng độ các cytokine gây ra do bão cytokine. Đặc biệt sự hình thành các sản phẩm thoái hóa của fibrin gây ra do tình trạng đáp ứng viêm qua mức trong máu và tại các cơ quan, đặc biệt là tại phối và các cơ quan đích như tim, thận, não không thể phòng ngừa hiệu quả hoàn toàn với thuốc chống đông mà cần phải loại bỏ ra ngoài bằng phương pháp lọc máu thay huyết tương. Việc lọc máu thay huyết tương vừa có thể loại bỏ các cytokine gây viêm ở bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch, vừa loại bỏ các sản phẩm thoái hóa của fibrin gây ra các cục máu đông và giúp làm giảm nguy cơ thuyên tắc mạch máu ở phổi, ở tim, thận, não và các cơ quan khác, do vậy làm giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Bên cạnh đó các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng viêm đo cytokine ở bệnh nhân Covid-19 với sự hình thành cục máu đông ở những bệnh nhân này và nguy cơ tử vong cao. Các yếu tố tiền đông, chống đông và tiểu cầu đều có liên quan đến qua trình hình thành cục máu đông ở bệnh nhân Covid-19 thông qua sự tương tác của phản ứng viêm và quá trình cầm máu và đông máu. Ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng - nguy kịch, nguy cơ tử vong cao do biến chứng hình thành cục máu đông và bất thường về đông máu gây ra hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa, làm gia tăng sự tiêu thụ các yếu tố đông máu, hậu quả làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối vì mạch, các cục máu đông trong các mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối, thuyên tắc phối, tím thận và não gây tử vong. Vì vậy việc lọc máu thay huyết tương sớm giúp tránh được biến chứng hình thành các cục máu đông trong mạch máu, tránh được tai biến xuất huyết do dùng thuốc chống đồng và tiêu sợi huyết, giúp giảm nguy cơ tửvong cho người bệnh bị Covid-19 nặng - nguy kịch.
Do vậy việc đánh giá hiệu quả của việc lọc máu thay huyết tương ở bệnh nhân bị Covid-19 nặng - nguy kịch, xây dựng quy trình lọc máu thay huyết tương ở những bệnh nhân Covid-19 và quy trình chăm sóc bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng lọc máu -thay huyết tương là rất cần thiết vì giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do bão cytokine, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm được tai biến và biến chứng xuất huyết do dùng thuốc chống đông và tiêu sợi huyết, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe sớm cho người bệnh bị Covid-19 nặng và nguy kịch.
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Hiệu quả kinh tế
- Đối với thở HFNC:
+ Giúp làm giảm tỷ lệ thất bại thở HFNC ở bệnh nhân Covid-19 nặng-nguy kịch
+ Giúp làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản - thở máy xâm nhập ở bệnh nhân Covd-19
+ Giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covd-19 nặng - nguy kịch
+ Ứng dụng hiệu quả cho cả những trường hợp viêm phổi nặng và nguy kịch không do covid-19
- Đối với lọc máu thay huyết tương
+ Giúp làm giảm số tỷ lệ thuyên tắc mạch máu ở bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch
+ Giúp làm giảm số ngày điều trị và nằm viện ở bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch.
+ Giúp làm giảm tỷ lệ biến chứng xuất huyết đo điều trị bằng thuốc chống đông tiêu sợi huyết ở bệnh nhân bị thuyên tắc mạch máu ở bệnh nhân Covid-19.
+ Giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 nặng - nguy kịch.
+ Cũng đã ứng dụng trên bệnh nhân ARDS nặng ( với P/F < 100) không do Covid- 19
Hiệu quả xã hội: Các quy trình chuẩn sẽ được áp dụng tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 và các bệnh lý khác có thở HFNC và Lọc máu thay huyết tương tại Bình DƯơng và các địa phương khác
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
* Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào: Khoa học Y- dược
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới: Phát triển công nghệ mới
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: 0
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế: 07 bài báo cáo đăng tạp chí quốc tế
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...): Không có
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có): Không có
*Áp dụng đối với Dự án sản xuất thử nghiệm
2.1. Địa chỉ/Cơ sở mà kết quả của Dự án được áp dụng vào thực tế hoặc nhân rộng áp dụng (có áp dụng thêm hoặc chuyển giao mô hình, giải pháp cho địa phương/đơn vị cơ sở khác không?,...):
Triển khai rộng rãi trong các khoa có bệnh nhân nặng suy hô hấp của toàn bệnh viện, hạn chế được số người bệnh chuyển sang khoa hồi sức tích cực – chống độc để thở máy xâm lấn.
2.2. Hiệu quả của việc áp dụng, nhân rộng mô hình, giải pháp:
- Hiện kỷ thuật thở HFNC và Thay huyết tương đã trở thành kỷ thuật thường quy trong thực hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, giảm được các trường hợp đặt ống nội khí quản, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và giảm sự quá tải cho khoa Hồi sức tích cực chống độc.
- Giải pháp: Thường xuyên đào tạo, huấn luyện cho Bs trẻ và điều dưỡng để thực hiện thành thạo kỹ thuật.
2.3. Hình thức nhân rộng, chuyển giao kết quả của Dự án:
* Áp dụng đối với Dự án khoa học và công nghệ
2.1. Quy mô hoặc sự phát triển của sản phẩm, quy trình công nghệ dựa từ kết quả của Dự án khoa học và công nghệ:
STT
|
Tên sản phẩm
|
Cơ quan ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Quy trình lâm sàng chi tiết cho các bác sỹ trong chỉ định và áp dụng liệu pháp HFNC phù hợp với diễn biến của người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kịch
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
2
|
Quy trình chăm sóc chỉ tiết cho các điêu dưỡng viên chăm sóc người bệnh trong quá trình sử dụng liệu pháp HENC
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
3
|
quy trình lâm sàng chi tiết cho bác sĩ trong chỉ định và áp dụng liệu pháp lọc máu thay huyết tương phù hợp với diễn biến người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kịch
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|
4
|
Quy trình chăm sóc chi tiết cho các điều dưỡng viên chăm sóc, theo dõi người bệnh trong và sau lọc máu thay huyết tương cho người bệnh mắc covid-19 thể nặng và nguy kich.
|
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
|
|