Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần: Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đề tài do Ths. Nguyễn Thị Diện, Trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm (KTTN) tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP): Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương; đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương; xây dựng các kiến nghị chính sách để tổ chức và xây dựng hiệu quả kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương.
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, nơi giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế, các NHTMCP là mắc xích quan trọng trong thị trường này. Để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao, các nhà quản trị phải có những chiến lược hoạch định một cách lâu dài và khoa học. Đó là phải liên tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng sự thay đổi của thị trường, kỳ vọng của khách hàng, sự minh bạch thông tin ngày càng tăng, cho đến cải thiện chất lượng dịch vụ hay giá cả đối với giá trị cung cấp… Vì vậy nhà quản lý cần có các thông tin về các bộ phận cung cấp cũng như cung cấp thông tin ngược lại các đối tượng sử dụng trong nội bộ ngân hàng để ra nhưng quyết định nhanh chóng, phù hợp nhất. Kế toán trách nhiệm (KTTN) là công cụ quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng vẫn còn là nội dung tương đối mới mẽ không chỉ trong thực tế mà cả trong nghiên cứu ở Việt nam. Thực tế ở các NHTMCP Bình Dương việc tổ chức, sử dụng các thông tin do các nhà quản trị cung cấp còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò của nó trong quản trị ngân hàng.
Từ đó, đề tài đã nghiên cứu đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu, phân tích những mặt mạnh và mặt hạn chế, khái quát những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm như: khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán trách nhiệm; một số lý thuyết nền cho quá trình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN. Với cách tiếp cận thực nghiệm, nghiên cứu tập trung vào phân tích mối quan hệ Lý thuyết đại diện; Lý thuyết mối quan hệ lợi ích - chi phí; Lý thuyết bất định của tổ chức. Từ những kết quả phân tích nền tảng kết hợp những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước; nhóm nghiên cứu giải thích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN làm cơ sở để đề xuất mô hình lý thuyết. Mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng trên kết quả của nghiên cứu định tính gồm 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận có 6 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTTN trong NH TMCP ở Bình Dương. Bao gồm (1) Phân quyền quản lý, (2) Kıểm soát, (3) Nhận thức nhà quản lý, (4) Cơ cấu tổ chức, (5) Hệ thống khen thưởng và (6) Trình độ nhân viên kế toán. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng KTTN trong các NHTMCP nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTTN trong NHTMCP ở Bình Dương. Từ đó làm cơ sở để tác giả đề đưa ra một số hàm ý quản trị và hàm ý chính sách nhằm giúp lãnh đạo các NHTMCP ở Bình Dương có căn cứ để đưa ra những giải pháp nhằm vận dụng KTTN vào ngân hàng mình.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN ở các NHTMCP tại Việt Nam. Giúp cho các NHTMCP ở Việt Nam và các cơ quan nhà nước xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN ở các NHTMCP tại Việt Nam. Điều này sẽ là cơ sở khoa học quan trọng góp phần xây dựng chính sách để nâng cao hiệu quả của NHTMCP trong thời gian tới. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính (phỏng vấn chuyên gia) kết hợp với định lượng bằng kỹ thuật phân tích EFA và phân tích hồi quy đa biến cung cấp kết quả nhất quán với nghiên cứu trước đây.
Như vậy, qua phần kết quả nghiên cứu có thể thấy để tổ chức xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Việt Nam làm công cụ quản lý trong các NHTMCP thì phải lưu ý đến vấn đề phân quyền quản lý và tăng cường kiểm soát trong ngân hàng là nhân tố phải quan tâm hàng đầu. Vấn đề thứ hai cần quan tâm là cơ cấu tổ chức, nhân thức nhà quản lý và hệ thống khen thưởng và cuối cùng là xem xét tới trình độ nhân viên kế toán. Nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học để giúp các NHTMCP tại Việt Nam có thể nhận ra các nhân tố ảnh hưởng việc tổ chức xây dựng KTTN làm công cụ quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin tham khảo có ích, là bằng chứng thực nghiệm cụ thể về các nhân tố tác động đến tổ chức xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Việt Nam.
Mỹ Linh