Các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra tỉnh Bình Dương
Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả Hạ Thị Kim Khánh được thực hiện vào năm 2021 với mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thanh tra, từ đó làm cơ sở đề đưa ra các hàm ý quản lý thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thanh tra tỉnh Bình Dương.
Theo đó các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra; Thứ hai, Xác định mức độ tác động của các yếu tố lên chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; Cuối cùng, đưa ra được các hàm ý quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn đã sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, trong đó, phương pháp định lượng là chủ yếu. Tác giả sử dụng phương pháp định tính trong thu thập dữ liệu thứ cấp, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, phân tích các nghiên cứu liên quan và sử dụng phương pháp chuyên gia. Đối với phương pháp định lượng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích tổng hợp các số liệu, dữ liệu về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình định lượng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra chịu tác động bởi nhiều yếu tố bao gồm những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ quan tổ chức ngành thanh tra. Cụ thể tác giả tìm ra 5 nhóm yếu tố bao gồm: việc đào tạo và phát triển, môi trường và điều kiện làm việc, năng lực và quyền lợi người lao động, văn hóa tổ chức và cuối cùng là các yếu tố bên ngoài tổ chức. Việc cải thiện những yếu tố này đều có những tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra.
Tác giả cũng đã tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra tỉnh Bình Dương và tiến hành phân tích thực nghiệm để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức này. Cụ thể, trong phân tích thực nghiệm, tác giả đã tiến hành thống kê mô tả để mô tả chi tiết dữ liệu nghiên cứu, phân tích Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy, giá trị thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có 5 nhân tố có ý nghĩa tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức.
Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra tỉnh Bình Dương và tiến hành phân tích thực nghiệm để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức này. Cụ thể, trong phân tích thực nghiệm, tác giả đã tiến hành thống kê mô tả để mô tả chi tiết dữ liệu nghiên cứu, phân tích Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy, giá trị thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có 5 nhân tố có ý nghĩa tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra nói chung và cán bộ công chức ngành thanh tra ở Bình Dương nói riêng.
Từ kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả cũng đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức ngành thanh tra tại cơ quan Thanh tra tỉnh Bình Dương. Nhìn chung, qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành ba mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Đặc biệt là đánh giá được thực trạng nguồn nhân lực thanh tra tỉnh Bình Dương và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức ngành thanh tra tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất hàm ý quản trị cho lãnh đạo ngành thanh tra tỉnh Bình Dương nói riêng và ngành thanh tra của cả nước nói chung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức ngành thanh tra, thông qua các giải pháp cụ thể liên quan đến các nhân tố mà tác giả đã xác định được có ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu
Thông qua đề tài, với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả hy vọng luận văn đóng góp một bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng cán bộ công chức ngành thanh tra nói riêng và từ đó các địa phương có thể kham khảo làm nguồn tài liệu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành thanh tra trên địa phương mình.
Mai Đỗ Thy Diễm