Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
Nguyễn Thị Mỹ Phương Nguyễn Quang Tiến, Nguyễn Thị Kim Thành - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được toàn thế giới quan tâm do tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng về tần suất và tử vong. Mục đích nghiên cứu là khảo sát đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị trong đợt cấp BPTNMT nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị đợt cấp COPD. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Kết quả đề tài cho thấy, qua nghiên cứu 91 bệnh nhân từ tháng 01/2019 đến 09/2019. Triệu chứng suy hô hấp, ho, đau ngực. Kết quả kháng sinh đồ dương tính 32,97% với các chủng vi khuẩn, S. pneumonia đề kháng cao với betalactam and macrolid. Acinetobacter spp, Pseudomonas spp đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, còn nhạy Colistin; Klepsiella spp chỉ còn nhạy Amikacin, Staphylococcus spp kháng với tất cả Cephalosporin và Carbapenem, còn nhạy với Vancomycin; 38,5% bệnh nhân diễn tiến tử vong. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng cấp tính làm nặng thêm tình trạng hô hấp của bệnh nhân, trong đó 32,97% trường hợp là do nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn kháng sinh cần cân nhắc đến căn nguyên gây bệnh, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại từng cơ sở điều trị. Tử vong tăng dần theo thời gian điều trị hoặc xãy ra sớm trong 7 ngày đầu.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất thường gặp, tỷ lệ tử vong của bệnh đứng hàng thứ ba trong tổng số tất cả các nguyên nhân. Theo nhiều dự báo cho thấy: Tỷ lệ mắc của bệnh tiếp tục gia tăng do gia tăng tỷ lệ hút thuốc, khói bụi nghề nghiệp và gia tăng tuổi thọ.
Đợt cấp COPD là quá trình tự nhiên trong diễn biến của bệnh. Hậu quả thấy rõ sau đợt cấp là tình trạng xấu đi và không phục hồi về bình thường của chức năng thông khí phổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong tất cả các chi phí điều trị COPD thì chi phí điều trị đợt cấp chiếm quá nửa và luôn có xu hướng gia tăng theo từng năm.
Nguyên nhân chủ yếu gây đợt cấp COPD là do vi khuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh khác nhau theo vùng địa lý và theo mức độ nặng của bệnh. Tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn có xu hướng gia tăng. Với mức độ nghiêm trọng của bệnh, hàng năm có rất nhiều Hội nghị khoa học đã được tổ chức nhằm mục tiêu cập nhật về chẩn đoán và điều trị đợt cấp COPD, bên cạnh đó cũng là diễn đàn để các diễn giả, các chuyên gia hô hấp, các bác sỹ tập trung trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị, các hướng nghiên cứu mới về đợt cấp COPD.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích: “Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị của bệnh nhân Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương” từ tháng 01/2019 đến tháng 9/2019.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá triệu chứng lâm sàng, bệnh lý kết hợp.
- Đặc điểm vi khuẩn học.
- Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân suy hô hấp đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Đợt cấp COPD mức độ nặng nhập khoa cần điều trị hổ trợ thông khí cơ học chuyển đến từ các khoa khác.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Hồi sức tích cực chống độc, từ tháng 01/2019 đến tháng 9/2019.
Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện; N=91
Thu thập dữ kiện:
Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cho xét nghiệm cần thiết và lấy mẫu đàm (Bệnh nhân tự khạc nếu còn tỉnh táo và hợp tác; nếu không, lấy đờm qua hút đờm hầu họng hoặc qua nội khí quản) gửi khoa vi sinh nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.
Điều trị theo phác đồ, cho kháng sinh trong 1h sau nhập khoa nếu có chỉ định. Sử dụng Corticoid, dãn phế quản, long đờm, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm, rối loạn điện giải…(nếu có).
Thu thập số liệu theo mẫu check list: Triệu chứng cơ năng , triệu chứng toàn thân, triệu chứng thực thể, đặc điểm vi sinh; đề kháng kháng sinh. Đánh giá kết quả điều trị: thời gian điều trị, kết cục điều trị. Mối liên quan giữa lâm sàng và vi khuẩn học, giữa thời gian điều trị và bệnh lý phối hợp.
Phân tích sự các chỉ số: Giới, độ tuổi, tiền sử tiếp xúc khói thuốc lá, thuốc lào; lý do vào viện, tiền căn, bệnh lý kèm theo, đặc điểm vi sinh học và kháng kháng sinh; hiệu quả của các biện pháp thông khí cơ học và đánh giá kết quả điều trị.
Phân tích dữ kiện: Phần mềm SPSS 20.0, Excel.
KẾT QUẢ
Biểu đồ 1: Bệnh nhân theo nhóm giới tính
Nhận xét: Tỉ lệ nam là 70,3% (64 bệnh nhân), nữ là 29,7% (27 bệnh nhân)
Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân
Nhóm tuổi
|
< 45
|
45- 59
|
> 60
|
Tổng
|
Tần số
|
0
|
18
|
73
|
91
|
Tỷ lệ (%)
|
0
|
19,8
|
80,2
|
100,0
|
Nhận xét: Tuổi bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu thấp nhất là 45 tuổi, cao nhất là 95 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân: 69,43 ± 10,7 tuổi. Tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ 80,2%.
Bảng 2: Tiền sử tiếp xúc khói thuốc
Tiền sử tiếp xúc thuốc lá/ thuốc lào
|
Không tiếp xúc
|
Thụ động
|
Hút thuốc
|
Tổng
|
< 10 gói/năm
|
≥ 10 gói/năm
|
Tần số
|
28
|
12
|
11
|
40
|
91
|
Tỷ lệ (%)
|
30,8
|
13,2
|
12,1
|
44
|
100
|
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có tiển sử hút thuốc ≥ 10 gói.năm (chiếm 44%).
Bảng 3: Bệnh lý kèm theo
Bệnh lý kèm theo
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Tăng huyết áp
|
16
|
17,5
|
Suy tim
|
4
|
4,4
|
Lao phổi cũ
|
10
|
11
|
Đái tháo đường
|
1
|
1,1
|
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
|
5
|
5,5
|
Cushing do thuốc
|
2
|
2,2
|
≥2 bệnh nền
|
23
|
25,3
|
Không có bệnh nền
|
30
|
33,0
|
Tổng
|
91
|
100
|
Nhận xét: 23% (23 bệnh nhân) có tiền căn nhiều bệnh lí nội khoa phối hợp, 33% (30 bệnh nhân) không có tiền sử bệnh kèm theo.
Bảng 4: Lý do nhập viện
Lý do nhập viện
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Khó thở
|
87
|
95,6
|
Đau ngực
|
1
|
1,1
|
Khác (Thay đổi tính chất đờm, Sốt,…)
|
3
|
3,3
|
Tổng
|
91
|
100
|
Nhận xét: Đa số bệnh nhân vào viện với lí do khó thở (95,6%).
Bảng 5: Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Tổng N (%)
|
Ho khan
|
16
|
17,6
|
91 (100%)
|
Ho đờm đục
|
33
|
36,3
|
Ho đờm xanh, vàng
|
7
|
7,7
|
Đau ngực
|
26
|
28,6
|
Khó thở
|
91
|
100
|
Nhận xét: 100% bệnh nhân vào viện có triệu chứng khó thở, ho đờm đục chiếm tỉ lệ cao.
Bảng 6: Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Tổng N (%)
|
Rì rào phế nang giảm
|
31
|
31,4
|
91 (100%)
|
Rale ẩm, rale nổ
|
37
|
40,7
|
Rale rít, rale ngáy
|
90
|
98.9
|
Co kéo cơ hô hấp
|
64
|
70,3
|
Lồng ngực hình thùng
|
14
|
15,4
|
Tràn khí màng phổi
|
4
|
4,4
|
Tràn dịch màng phổi
|
2
|
2,2
|
Nhận xét: Triệu chứng thực thể có ran ngáy, rít, co kéo cơ hô hấp phụ chiếm tỉ lệ cao.
Bảng 7: Kết quả vi khuẩn học
Kết quả vi khuẩn học
|
Tần số
|
Tỉ lệ (%)
|
Dương tính
|
30
|
32,97
|
Âm tính
|
61
|
67,03
|
Tổng
|
91
|
100
|
Nhận xét: 32,97% bệnh nhân có kết quả vi sinh dương tính.
Biểu đồ 2: Kết quả các chủng vi khuẩn phân lập dương tính (n=30)
Nhận xét: Kháng sinh đồ cho kết quả Acinetobacter spp, Trực trùng gram âm, Streptococcus spp, Klepsie1la spp, Pseudomonas spp, Staphylococcus spp, vi nấm.
Bảng 8: Kết quả kháng sinh đồ của một vài vi khuẩn thường gặp
Chủng vi khuẩn
|
Số lượng
|
Kháng sinh đồ
|
Trực trùng gram âm
|
5
|
Kháng các Cephalosporin, Quinolon.
|
Acinetobacter sp
|
14
|
Đa số nhạy Colistin
|
Streptococcus spp
|
3
|
Nhạy nhiều loại kháng sinh: cephalosporin, Quinolon
|
Staphylococcus spp
|
1
|
Nhạy Amikacin, Vancomycin
|
Pseudomonas spp
|
3
|
Nhạy một số Cephalosporin, Quinolon, Amikacin, Gentamycin, Colistin
|
Klebsiella
|
3
|
Nhạy Amikacin, Colistin, Doycillin;
Trung gian Imipenem, Ceftazidim
|
Nhận xét: Acinetobacter spp, Pseudomonas spp đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, còn nhạy Colistin; Klepsiella spp chỉ còn nhạy Amikacin; Staphylococcus spp kháng với tất cả Cephalosporin và Carbapenem, còn nhạy với Vancomycin.
Bảng 9: Tình trạng thông khí cơ học khi vào khoa
Kiểu thông khí cơ học ban đầu khi nhập khoa
|
Tần số
|
Tỉ lệ %
|
Không xâm lấn
|
45
|
49,45
|
Xâm lấn
|
46
|
50,55
|
Tổng
|
91
|
100
|
Nhận xét: 49,45% bệnh nhân vào khoa được thông khí nhân tạo không xâm lấn; 50,55% được thông khí nhân tạo xâm lấn.
Bảng 10: Số ngày điều trị tại ICU
Thời gian nằm viện
|
<7 ngày
|
7-13 ngày
|
14-29 ngày
|
≥30 ngày
|
Tổng
|
Tần số
|
55
|
19
|
14
|
3
|
91
|
Tỷ lệ (%)
|
60,4
|
20,9
|
15,4
|
3,3
|
100
|
Nhận xét: Thời gian điều trị tại khoa ICU <7 ngày chiếm đa số (60,4%).
Bảng 11: Kết quả điều trị
Kết quả điều trị
|
Tử vong
|
Xuất viện / Chuyển khoa
|
Tổng
|
Tần số
|
35
|
56
|
91
|
Tỷ lệ (%)
|
38,5
|
61,5
|
100
|
Nhận xét: Có 38,5% tử vong; 61,5% xuất viện/ chuyển khoa.
Bảng 12: Mối liên hệ giữa thông khí cơ học với tiên lượng tử vong
Thông khí cơ học
|
Kết quả điều trị
|
Tổng
|
Tử vong
|
Xuất viện/Chuyển khoa
|
Không xâm lấn
|
10 (22,2%)
|
35 (77,8%)
|
45 (100%)
|
Xâm lấn
|
25 (54,3%)
|
21 (45,7%)
|
46 (100%)
|
Tổng
|
35
|
56
|
91 (100%); p= 0,002
|
Nhận xét: Ở nhóm thông khí không xâm lấn, tỉ lệ xuất viện/chuyển khoa chiếm 77,8%, nhóm thông khí xâm lấn tỉ lệ xuất viện/chuyển khoa chiếm 45,7%.
Bảng 13: Mối liên hệ giữa thời gian nằm ICU và tiên lượng tử vong
Thời gian nằm ICU
|
Tử vong
|
Xuất viện/Chuyển khoa
|
Tổng (100%)
|
< 7 ngày
|
23 (41,8%)
|
32 (58,2%)
|
55
|
7-13 ngày
|
3 (15,8%)
|
16 (84,2%)
|
19
|
14-29 ngày
|
7 (50%)
|
7 (50%)
|
14
|
≥30 ngày
|
2 (66,7%)
|
1 (33,3%)
|
3
|
Tổng
|
35
|
56
|
91 (100%)
|
Nhận xét: Tỉ lệ tử vong cao có thời gian điều trị <7 ngày hoặc tăng dần theo thời gian điều trị.
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Đa số bệnh nhân là nam giới (70,3%), có kết quả tương đồng với một số tác giả: Lin S.H (2007): nam giới 32/45 (chiếm 71,1%), Parker C.M (2005): nam giới 341/411 (chiếm 82,2%) [14], [16]. Phần lớn các đối tượng nghiên cứu > 60 tuổi (73%). Tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Khai và cộng sự (2016) nhóm tuổi >60 chiếm 90%, Hoàng Đức Bách, Trần Hoàng Thành (2009) tuổi trung bình là 67,28± 8,79 [1], [3], [8]. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc gián tiếp (13,2%) hoặc hút thuốc lá thuốc lào (52,1%) trong đó hút >10 gói/năm chiếm 44%. Theo Roche R (2008) tiền sử hoặc hiện tại hút thuốc trên 10 bao/năm là yếu tố nguy cơ dẫn tới COPD [17]. Bệnh nhân có tiền căn với bệnh phối hợp (70%) trong đó có đến 23% bệnh nhân có nhiều bệnh nền kèm theo.
Lâm sàng:
Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng khó thở và đây cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện (87%), kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Thành và CS (2007) 150/150 (100%) đối tượng nghiên cứu có triệu chứng khó thở trong đợt cấp COPD, Sapey E (2006): 155/167 (chiếm 92,8%) đối tượng nghiên cứu có triệu chứng khó thở trong đợt cấp COPD. [8] Thay đổi tính chất đờm chiếm 44%, triệu chứng ho tăng chiếm 61,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của một số tác giả Papi A (2005) 33/64 (chiếm 51,5%) đối tượng nghiên cứu khạc đờm mủ trong đợt cấp COPD, Stockey R.A (2000) 59/148 (chiếm 39,9%) đối tượng nghiên cứu khạc đờm mủ trong đợt cấp COPD, Stolz D (2007) 95/168 (chiếm 56,9%) đối tượng nghiên cứu khạc đờm mủ trong đợt cấp COPD [15], [18], [19].
Các triệu chứng rì rào phế nang giảm, co kéo cơ hô hấp, ran rít, ngáy, ran nổ, ran ẩm là những biểu hiện thường gặp nhất (chiếm từ 31-64%). Bên cạnh đó ghi nhận 4,4% có tràn khí màng phổi, 2,2% tràn dịch màng phổi. Các kết quả trên cho thấy phẩn lớn các bệnh nhân vào viện đợt cấp đều có thông khí phổi giảm, co thắt đường dẫn khí. Bệnh nhân nhập ICU đều được hỗ trợ thông khí nhân tạo không xâm lấn và xâm lấn với tỉ lệ xấp xỉ nhau lần lượt là 49,45% và 50,55%.
Kết quả vi sinh:
Qua nuôi cấy và làm kháng sinh đồ 91 mẫu đờm (Bệnh nhân tự khạc nếu còn tỉnh táo và hợp tác; nếu không, chủ động hút đờm hoặc dịch phế quản qua hầu họng hoặc qua nội khí quản) phân lập được chiếm 32,97%. Tương đồng với nghiên cứu của Trailescu A.M.V (2006) 33,52% đối tượng nghiên cứu nuôi cấy đàm dương tính. Đây là xét nghiệm cho phép định hướng nhanh căn nguyên vi sinh trong đàm, từ đó giúp lựa chọn kháng sinh có hiệu quả cho bệnh nhân [7], [9], [20].
Các vi khuẩn gây bệnh bao gồm: Staphyloccus Aureus, Streptococus Pneumoniae, Klebsiella, E. coli, và P. aeruginosa cũng là những vi khuẩn thường gặp trong các nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới [4], [13], [14].
Trong đó Acinetobacter spp chiếm tỉ lệ cao nhất (47%). Trực trùng gram âm chiếm 17% bao gồm E.coli, tỉ lệ Pseudomonas spp, Kleppsiella spp và Streptococcus spp ngang nhau (10%) và ghi nhận 1 trường hợp vi nấm. Lí giải cho kết quả này chúng tôi nhận thấy tất các bệnh nhân nhập ICU là bệnh nhân với đợt cấp từ trung bình đến nặng, đã nhập viện nhiều lần, một số bệnh nhân có tiền sử nhập ICU thông khí nhân tạo trước đây.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy tỉ lệ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn này rất cao, đặc biêt Acinetobacter spp kháng hết các Carbapenem ngoại trừ Colistin. Bên cạnh đó nhóm Pseudomonas spp cũng là nhóm vi khuẩn gây bệnh thường xuyên nhất trong môi trường bệnh viện gây đề kháng với hầu hết Cephalosporin. Nhóm trực trùng gram âm bao gồm E.coli đề kháng cao với Cephaosporin, Quinolon, những kháng sinh còn nhạy là Carbapenem, Piperacillin/Tazobactam. Tốc độ sinh ESBL của các nhóm vi khuẩn gram âm tăng rất nhanh trong một thập niên gần đây.[2],[5] Klepsiella spp cũng gây đề kháng với Ceftazidim, Ceftriaxon, Levofoxacin, chỉ còn nhạy Amikacin. Staphylococcus spp kháng với tất cả Cephalosporin và Carbapenem, còn nhạy với Vancomycin. Đặc điểm nảy do tỉ lệ chủng vi khuẩn Staphylococcuss kháng Methicillin (MRSA) đề kháng rất cao (70-80%) với Betalactam. Tình hình đê kháng tương tự cũng ghi nhận qua quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Nga tại Bv Chợ Rẫy (2010), của Trần Văn Ngọc và cs (2014), nghiên cứu đa trung tâm của Phạm Hùng Vân, Nguyễn Thanh Bảo và cs [2], [6], [11], [12].
Đánh giá kết quả điều trị:
Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả khá hơn khi được thông khí nhân tạo xâm lấn khi chuyển từ BiPAP (54,5%) cao hơn nhóm thông khí xâm lấn từ đầu (45,7%).
Thời gian điều trị tại khoa ICU tập trung trong nhóm <7 ngày (60,4%) và có đến 3 bệnh nhân phải điều trị kéo dài trên 30 ngày. Tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn ít bệnh nền có thời gian điều trị ngắn hơn so với nhóm có ≥2 bệnh nền.
Kết quả chung cho thấy tỉ lệ tử vong (38,5%) thấp hơn so với tỉ lệ xuất viện/chuyển khoa (61,5%), trong đó bệnh nhân thông khí không xâm lấn có tỉ lệ xuất viện/chuyển khoa (77,8%) cao hơn nhóm thông khí xâm lấn (45,7%). Tỉ lệ tử vong tăng dần theo thời gian điều trị, hoặc có thời gian điều trị ngắn <7 ngày, nguyên nhân nhận định do bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng rất nặng sẽ diễn tử vong nhanh và khi bệnh nhân có nhiều bệnh lí nền phối hợp làm cho hiệu quả điều trị kém, thời gian nằm viện dài và những bệnh nhân này cũng tiên lượng xấu.
KẾT LUẬN
Qua kháo sát 91 bệnh nhân COPD mức độ nặng nhập khoa HSTC-CĐ từ tháng 1/2019 đến 9/2019, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Bệnh nhân đa số là người cao tuổi, nam giới, có hút thuốc lá, có bệnh lí nền kèm theo.
Đặc điểm vi khuẩn học: 32,97% bệnh nhân cấy đàm cho kết quả dương tính, phân lập chủ yếu ra Acinetobacter spp, Staphyloccus spp, Streptococcus spp, Klebsiella spp, Pseudomonas spp, trực trùng gram âm với kết quả kháng sinh đồ đề kháng kháng sinh rất cao kể cả các nhóm Carbapenem.Lựa chọn kháng sinh cần cân nhắc đến căn nguyên gây bệnh, tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại từng cơ sở điều trị.
Thông khí không xâm lấn có tỉ lệ xuất viện/chuyển khoa (77,8%) cao hơn nhóm thông khí xâm lấn. Thời gian điều trị tại khoa ICU chủ yếu <7 ngày và tử vong tăng dần theo thời gian điều trị hoặc xảy ra sớm trong 7 ngày đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Đức Bách. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ BNP ở các bệnh nhân COPD đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu y học. 2009; 63(4), tr. 19-24.
2. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga, Trần Thị Thanh Nga và cs. Chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện TP HCM. Y học TP HCM lần thứ 29. 2012; tr206-214.
3. Nguyễn Văn Khai và cs. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. 2016.
4. Trần Thị Thanh Nga. Đặc điểm nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại BV Chợ Rẫy năm 2009-2010”, Y học TP HCM. 2011; tập 15(4).
5. Trần Văn Ngọc. Sự gia tăng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện và phương pháp điều trị thích hợp trong giai đoạn hiện nay” Y học TP HCM. 2007; tập 12(1), tr 6-12.
6. Trần Văn Ngọc, Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Thị Thanh Nga. Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện. Thời sự y học chuyên đề hô hấp thực hành, tháng 03/2017. 2017; tr64-69.
7. Nguyễn Đình Tiến. Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và chức năng hô hấp trong các đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y Hà Nội. 2009.
8. Trần Hoàng Thành, Thái Thị Huyền. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng đợt cấp của 150 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai theo phân loại của Anthonisen. Tạp chí nghiên cứu khoa học. 2006; 53 (5), tr. 100 – 3.
9. Nguyễn Mạnh Thắng, Phan Thu Phương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do bội nhiễm. Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. 2017; số 99 (09/2017), tr.160-165.
10. Phạm Thị Hải Yến, Vũ Thị Thu Trang, Ngô Quý Châu. Đặc điểm vi khuẩn học ở bệnh nhân viêm phổi” Tạp chí Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai. 2017; số 99 (09/2017), p202-210.
11. Van P.H., Binh P.T., Anh L.T.K., Hai V.T.C. Nghiên cứu đa trung tâm khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các trực khuẩn gram âm dễ mọc gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập từ 1/2007 đến 5/2008. Y học TPHCM. 2009; tập 13(2).
12. Phạm Hùng Vân và nhóm nghiên cứu MIDAS. Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng Imipenem và Meropenem của trực khuẩn gram âm dễ mọc. Kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam. Y học TP HCM. 2010; 14(S2):280-6.
Tiếng Anh
13. Karagianidis N. Relationship between bacterologic etiology in sputum, pulmonary function, and clinical and laboratory parameters in patients with AECOPD. COPD Miscellaneous. 2006; pp. 176.
14. Lin S.H. Sputum bacteriology in hospitalized patients with AECOPD in Tăiwan with an emphasis on K. pneumoniae and P.aeruginosa. Respirology. 2007; s. 12, pp. 81 – 87.
15. Papi A. Infection and inflamation in COPD severe exacerbation. Am J Respir Crit Care Med. 2005; volume 173, pp. 1114 - 21.
16. Parker C.M, Voduc N, Aaron Webb and O’Donnell D.E. Physiological changes during symptom recovery from moderate exacerbations of COPD. Eur Respir J. 2005; s. 26, pp. 420 – 28.
17. Roche R. Predictor of outcomes in COPD exacerbation presenting to the emergency department. European Respiratory Society express. 2008; pp. 9.
18. Stockley R.A, Brien O.C, Pye A, Hill S.L. Relationship of sputum color to nature and outpatient management of AECOPD. Chest. 2000; s. 117(6), pp. 1638 - 45.
19. Stolz D. Copectin, CRP and procalcitonin as prognostic biomarker in aecopd. Chest. 2007; s. 131, pp. 1058 - 67.
20. Trailescu A.M. Bacterial infection-a common cause of acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. Electronic Poster Discussion. 2006; s. 576, pp. 3385.