Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa
Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa sẽ hỗ trợ duy trì và phát triển văn hóa truyền thống trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khai thác sức mạnh, giá trị kinh tế của văn hóa nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững.
Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, hằng năm có từ 10 - 15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa - nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật; giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo đóng góp 7% GDP.
Phát huy thành tựu khoa học, công nghệ gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực nghiên cứu cơ bản, tổng kết lý luận, thực tiễn, dự báo xu thế phát triển văn hóa cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý văn hóa nghệ thuật, phục vụ nhiệm vụ hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược phát triển ngành.
Phát triển hạ tầng công nghệ đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đầu tư xây dựng hệ thống thư viện công nghệ số cho các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia; hệ thống dữ liệu thống kê của Ngành; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về văn hóa nghệ thuật, bảo đảm kết nối, tích hợp đồng bộ với hệ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa; ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Tiếp tục đầu tư phát triển một số viện nghiên cứu, trường đại học về văn hóa, nghệ thuật theo mô hình tiên tiến thế giới để thực hiện nhiệm vụ tư vấn chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Phấn đấu có viện hàn lâm văn hóa nghệ thuật ngang tầm viện nghiên cứu tiên tiến của các nước trong khu vực. Nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo khoa học quản lý văn hóa tại các viện nghiên cứu và các trường đại học về văn hóa, nghệ thuật.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật với các tổ chức nghiên cứu khoa học nước ngoài; đẩy mạnh công bố quốc tế các công trình khoa học về văn hóa, nghệ thuật.
Khuyến khích nghiên cứu khoa học về văn hóa nghệ thuật. Tiếp tục thực hiện chính sách tôn vinh, đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành về văn hóa nghệ thuật; huy động trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học có kinh nghiệm tiếp tục nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo, hướng dẫn cán bộ trẻ.
Phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa độc đáo; hình thành cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập. Định hướng đến năm 2030, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc. Trong đó, phát triển dữ liệu số ngành thư viện là một trong những nhiệm vụ và phải pháp trọng tâm và thực hiện ưu tiên.
Trong Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 nêu rõ, phát triển văn hóa số là xây dựng, triển khai đề án đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội; ban hành các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số đến đời sống văn hóa, xã hội; tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của công nghệ số.
Chuyên đổi số trong lĩnh vực văn hóa và du lịch là triển khai số hóa toàn bộ điểm đến, sản phẩm du lịch của tỉnh; bản đồ số dịch vụ du lịch; triển khai cổng thông tin du lịch về hệ thống thông tin quản lý liên quan đến du lịch; triển khai số hóa các di sản văn hóa, các khu di tích lịch sử, văn hóa trọn điểm trên địa bàn tỉnh kết hợp với công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường (VR/AR) tăng sức hấp dẫn, trải nghiệm của người dân, du khách; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm du lịch; triển khai ứng dụng thuyết minh du lịch tự động trên thiết bị di động bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ phổ biến khác; tăng cường xây dựng, quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Bình Dương, các sản phẩm văn hóa, lịch sử, thành tựu phát triển trên không gian mạng.
Trong Thông tư số 09/2021/TT-BVHTTDL ngày 22/9/2021 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt ra nhiệm vụ cho thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện; xây dựng tài nguyên thông tin số, tài nguyên thông tin mở, thư viện số theo quy định của pháp luật.
Tại Bình Dương, ngày 14/9/2021, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 4628/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương găn với việc xây dựng thành phố thông minh Bình Dương; nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội và toàn xã hội về chương trình chuyển đổi số ngành thư viện là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
Bên cạnh đó, ngành văn hóa thể thao và du lịch Bình Dương cũng đã triển khai nhiều hoạt động trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương như: Lập hệ thống cổng thông tin du lịch Bình Dương giai đoạn 2020-2030 nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá “điểm đến” du lịch Bình Dương đối với du khách trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư và các tầng lớp dân cư; tạo kênh thông tin tương tác, tư vấn, hỗ trợ hữu ích cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu tham gia trên địa bàn tỉnh, góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị thông minh của tỉnh.
Tiếp mục đẩy mạnh việc triển khai áp dụng mô hình hợp tác “Ba nhà” trong việc liên kết, phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Đề án “Phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; hoàn thành Đề atfi “Khảo sát nhu cầu văn hóa, vui chơi giải trí của người dân và doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay và trong tương lai” đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành các cơ chế chính sách để thu hút, đầu tư xây dựng những khu vui chơi giải trí cơ bản nhất như: sân chơi cho trẻ em, khu giải trí cho người dân, công nhân lao động, phục vụ cho khách hàng cao cấp… nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Bình Dương trong thời gian tới.
Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao du lịch Bình Dương còn phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng đề cương triển khai các đề án, dự án về Bảo tàng thông minh, Thư viện thông minh theo lộ trình đã được xác định, trong đó giai đoạn đầu sẽ tập trung ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ 2D, 3D trong công tác trưng bày của Bảo tàng nhằm thu hút khách tham quan, phục vụ phát triển du lịch văn hóa.
Thường xuyên phối hợp với các ngành, đon vị có liên quan cập nhật thông tin dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp dùng chung của tỉnh nhằm chia sẻ, cung cấp thông tin phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước giữa các ngành; tiếp nhận và xử lý thông tin về những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến các lĩnh vực của ngành thông qua hệ thống đường dây nóng trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bình Dương sẽ tổ chức công bố app du lịch Bình Dương; xây dựng ứng dụng tích hợp thông tin du lịch Bình Dương thông qua hệ thống mã QR để triển khai tại một số địa điểm công cộng và khu, điểm du lịch nhằm phục vụ du khách sử dụng các thiết bị truy cập thông minh; triển khai các nội dung theo lộ trình trong Đề án “Bảo tàng thông minh giai đoạn 2021-2025”; “ứng dụng công nghệ thông tin - xây dựng Thư viện thông tin giai đoạn 2021-2025” và một số nhiệm vụ khác nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý điều hành được kịp thời, thông suốt và đạt hiệu quả.
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Đề án thành phố thông minh năm 2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 29/11/2020
Mỹ Hoa