Đẩy mạnh và triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch cúm gia cầm
Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm và có thể xâm nhiễm một số loài động vật khác. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên vào năm cuối tháng 12/2003, đến 27/02/2004 về cơ bản đã khống chế được dịch. Sau gần 02 tháng không có ổ dịch, đến giữa tháng 4/2004 dịch lại bắt đầu tái phát rải rác. Đến 11/2004, dịch bùng phát trở lại vào cuối tháng 12 đến nay, cao điểm nhất là vào tháng 01/2005. Qua đó cho thấy, dịch cúm gia cầm xuất hiện liên tục ở nước ta.
Theo đó, các cơ quan quản lý đã tăng cường công tác tuyên truyền nêu rõ tác hại của việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng, ngừa vi rút cúm lây lan, phát tán, lây nhiễm cho người, động vật, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, không sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người và động vật, tránh gây hoang mang cho xã hội.
Việc phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung cần phải bền bỉ, đồng bộ và khoa học. Đồng thời, dựa vào 03 yếu tố tạo thành dịch là mầm bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật thụ cảm. Nếu ta tách, hoặc triệt tiêu một trong 03 yếu tố đó sẽ không có dịch. Biện pháp cụ thể là với mầm bệnh nếu có ở gia cầm ốm chết chúng ta phải tiêu hủy đúng kỹ thuật (chôn, đốt…) để tiêu diệt mầm bệnh và không cho vận chuyển gia cầm ốm từ vùng dịch sang vùng an toàn. Với nhân tố trung gian (phương tiện vận chuyển, dụng cụ tiêu hủy, quần, áo, giày, dép và người..) có mang mầm bệnh không cho tiếp xúc với gia cầm và thường xuyên phải tiêu độc khử trùng để giết chúng… Tuy nhiên, tùy theo phương thức chăn nuôi mà áp dụng các phương pháp cho hợp lý.
Thúy An (tổng hợp internet)