Đề án Thành phố thông minh: Đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa
Hiện nay, phong trào năng suất chất lượng đã có những tác động ban đầu, tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhận thức được đầy đủ hơn tầm quan trọng của năng suất chất lượng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng xuất hiện nhiều hơn trong tư duy và hành động của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp tham gia dự án tăng rõ rệt, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.
Kết quả thực hiện đề án Thành phố thông minh năm 2016-2021
Vào tháng 10/2017, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2943/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017- 2020, kết quả, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã triển khai hỗ trợ cho 07 doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ 15 doanh nghiệp xây dựng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; hỗ trợ 12 doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng chất lượng Quốc gia và Giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương và hỗ trợ hơn 300 doanh nghiệp chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy. Trong đó có 11 doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ.
Đào tạo 5 lượt công chức của các Sở, ngành trở thành chuyên gia năng suất chất lượng. Tổ chức 01 khóa đào tạo về phương pháp tính chỉ số TFP và đã thực hiện tính chỉ số TFP của từng năm; Tổ chức 04 hội nghị, hội thảo về hoạt động năng suất chất lượng. Phối hợp thực hiện 08 phóng sự trên Đài phát thanh - Truyền hình tuyên truyền về hoạt động năng suất chất lượng.
Trong năm 2021, Chi cục đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch số 3338/KH-UBND ngày 14/7/2020 về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Thông qua nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, tiến hành triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc đối với 5 chuỗi sản phẩm (trứng sản phẩm, thịt gia cầm, rau ăn quả/rau ăn lá, dưa lưới, bưởi) trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2109/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2684/QĐ-UBND, ngày 24/11/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.
Kế hoạch thực hiện đề án Thành phố thông minh năm 2022
Trong năm 2022, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ triển khai thực hiện Kế hoạch số 3338/KH-UBND ngày 14/7/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2109/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2684/QĐ-UBND, ngày 24/11/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030.
Triển khai thực hiện Đề án nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào quá trình tăng tưởng của tỉnh.
Triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Phương hướng giai đoạn 2022 - 2026
- Triển khai ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Dương.
- Triển khai các mục tiêu chính của Quyết định số 2109/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, cụ thể như:
+ Từ 01 đến 02 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
+ Có ít nhất 01 Doanh nghiệp quy mô lớn (tập đoàn, tổng công ty...) triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch năng suất và nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
+ Tối thiểu 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh xây dựng và triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất.
+ Hình thành các câu lạc bộ cải tiến năng suất cho sinh viên tại ít nhất 01 trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần gắn kết hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.
+ Tăng cường đào tạo kiến thức năng suất chất lượng cho lực lượng chủ chốt thực hiện Kế hoạch thuộc các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp, các trường đại học,...), trong đó đào tạo chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 10 chuyên gia năng suất chất lượng tại tỉnh.
- Triển khai các mục tiêu của Quyết định số 2684/QĐ-UBND, ngày 24/11/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, cụ thể như sau:
+ Số doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng ít nhất là 04 doanh nghiệp.
+ Số doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ít nhất là 16 doanh nghiệp.
+ Ít nhất 03 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
+ Đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình; trong đó, phấn đấu đào tạo ít nhất 10 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.
Nguồn: Báo cáo thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương năm 2021 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Bình Dương ký ngày 30/11/2021
Huỳnh Anh