Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay
Đạo đức là cái gốc của con người. Dưới mái trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng, giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Từ đó, lựa chọn những hành vi ứng xử phù hợp có khả năng đánh giá đúng các hiện tượng đạo đức xã hội, tư cách và ý thức của bản thân trong các mối quan hệ đa dạng theo quan điểm đạo đức tiến bộ.
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợivà biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người học theo hướng tích cực. Vì vậy, việc hoàn thiện nhân cách của thầy và trò bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
Trong nghiên cứu “Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga cho thấy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng nhất.
Qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng đạo đức; công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh cho thấy “ Đa số các trường đều quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên, toàn thể cán bộ, nhân viên nhà trường đều nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục đạo đức; đa số học sinh đều chăm ngoan; có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, chăm chỉ học tập;…”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích và kết quả khả quan ấy, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải được sữa chữa, khắc phục, bổ sung kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục, để có thể tạo ra đội ngũ lao động vừa có tài, vừa có đức đáp ứng cho thười kỳ đổi mới của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Do đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục đạo đức; đổi mới nội dung, phương pháp; kết hợp chặt chẽ và tạo sự đồng thuận giữa bộ ba môi trường giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội; nâng cao khả năng tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh; tạo môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Đồng thời, các giải pháp này có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa…. Do học sinh THPT sẽ là những người chủ tương lai của đất nước, là nguồn lực cơ bản để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.
Luận văn đã góp phần làm rõ mục tiêu, nội dung, thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Việt Nam nói chung và học sinh THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Xem toàn văn tại: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Bình Dương