Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam: Nền tảng thúc đẩy phát triển từ Đề án 844
Theo Báo cáo của Quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures, trong năm 2019, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vươn lên đứng thứ ba trong số sáu quốc gia lớn nhất ASEAN, chỉ sau Indonesia và Singapore. Lượng vốn đầu tư mạo hiểm của Việt Nam chiếm 17% tổng vốn đầu tư trong khu vực, tăng từ mức 5% cho cả năm 2018, đứng thứ ba sau Indonesia (48%) và Singapo (25%).
Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) đến nay đã đi được hơn nữa chặng đường, nhiều chính sách, chương trình đã được triển khai đem lại nhiều hiệu quả rõ nét, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế nước nhà.
Phối hợp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp từ Trung ương
Đề án 844 là chính sách đầu tiên của nhà nước hướng đến xây dựng nền tảng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Trong 04 năm qua, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ theo Đề án 844 hướng tới mục tiêu đã đặt ra, đạt được một số kết quả điển hình:
- Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nghiên cứu, xây dựng và đưa nội dung hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; đồng thời đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1128/TTg-ĐMDN năm 2018 giao nhiệm vụ cho một số bộ, ngành xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn cho khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý như đầu tư, tài chính, thuế, chứng khoán, ngân hàng, thông tin truyền thông, quản lý lao động nước ngoài, thi thực nhập cảnh. Hành lang pháp lý, chính sách mới này được các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ, truyền thông trong nước và quốc tế đánh giá cao.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 1665 nhằm đưa kiến thức, công cụ khởi nghiệp sáng tạo vào hệ thống giáo dục; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai Đề án 939; phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp hướng tới tạo nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai Đề án 844 để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương. Đến nay đã có 52 địa phương ban hành kế hoạch, chương trình hành động, đề án triển khai hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của chúng ta có những bước tiến rất khả quan, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tính đến tháng 3/2020, Bộ KH&CN đã tiến hành tiếp nhận hơn 200 hồ sơ của các tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ Đề án. Tổ chức tuyển chọn được 58 đơn vị chủ trì và 44 đơn vị phối hợp có năng lực, kinh nghiệm để triển khai 82 nhiệm vụ của Đề án trong toàn quốc. Đến hết năm 2019, Đề Án đã hỗ trợ được hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, 504 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong đó 52 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ thông qua các hoạt động của Đề án đã kêu gọi được 900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cần thiết phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của các Sở KH&CN trong việc xây dựng hệ sinh thái ở địa phương, cấp vùng,
Năm 2016 - năm quốc gia khởi nghiệp, các chính sách, chương trình, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được triển khai mạnh mẽ. Theo thống kê từ Topica Founder Institute và Geektime, tính đến thời điểm này có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.
|
gắn kết chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Để làm được điều đó, bên cạnh các hoạt động truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, cần tâp trung phát triển nguồn lực KH&CN, đổi mới sáng tạo, đi sâu phát triển phát triển các hệ sinh thái ngành, lĩnh vực, thúc đẩy tốt nhất cho sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt quy mô và tầm nhìn quốc tế. Để làm được điều đó, cần sự quyết tâm và vào cuộc rất nhanh chóng của các đầu mối tại địa phương, chủ động, sáng tạo, huy động, khai thác các nguồn lực tại chỗ hình thành và phát triển nền tảng cho hệ sinh thái địa phương.
Hiện tại, Bộ KH&CN đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo Quyết định điều chỉnh một số nội dung của Quyết định 844, theo đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại các cấp, trong đó cân nhắc đến phương án tái cấu trúc Ban điều hành Đề án 844; tập trung hỗ trợ phát triển trọng điểm một số hệ sinh thái địa phương; chú trọng hình thành và phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương, vùng và quốc gia; đẩy mạnh liên kết và hợp tác quốc tế; xây dựng và khai thác mạng lưới chuyên gia, người Việt Nam ở nước ngoài.
Văn bản hướng dẫn triển khai Đề án
Đề án 844 quy định đối tượng về đối tượng hỗ trợ: Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được quy định tại Điều 12 Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN ngày 12/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Đề án 844, trong đó, quy định “phương thức lựa chọn thực hiện theo quy định tại Điều 20 mục 2 Chương IV Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Về việc triển khai Đề án 844, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN quy định tổ chức quản lý Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2019/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính Đề án 844. Đối với một số mức chi trong Thông tư số 45/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính trả lời hướng dẫn cho Bộ KH&CN thực hiện tại Công văn số 3090/BTC-HCSN ngày 18/3/2020 như sau:
- Việc giới hạn số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ trực tiếp (bao gồm hỗ trợ tiền công lao động và sử dụng dịch vụ, hỗ trợ đi đào tạo tại các chương trình thúc đẩy kinh doanh ở nước ngoài…) được thống nhất trên cơ sở mục tiêu cụ thể của Đề án 844.
- Về các nội dung hỗ trợ thuộc Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của địa phương: Căn cứ theo Luật Ngân sách nhà nước, đề nghị Sở KH&CN của tỉnh, thành phố báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương để quyết định cụ thể các nội dung chi và định mức chi của Chương trình (do Thông tư số 45/2019/TT-BTC chỉ quy định đối với việc quản lý Đề án 844). Không nhất thiết giới hạn số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hỗ trợ như tại Đề án 844 triển khai tại Trung ương.
- Đối với việc hỗ trợ Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo: định mức hỗ trợ tối đa không quá 1 tỷ đồng đối với các dự án sửa chữa lần đầu, lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin. Không phân biệt hình thức tổ chức là công lập hay ngoài công lập.
Dự kiến, Bộ KH&CN sẽ sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư 01/2018/TT-BKHCN trong thời gian tới để cập nhật tình hình triển khai trong thực tiễn.
Hiện tại, một số địa phương đã hình thành các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bình Dương, Cần Thơ. Và một số địa phương đang có kế hoạch dự kiến xây dựng trung tâm như Thái nguyên, hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Việc hướng dẫn về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở ươm tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, khu không gian làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo… Hiện tại, Bộ KH&CN đang hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khu làm việc chung và sẽ ban hành trong năm nay.
Bộ KH&CN đã chỉ đạo các cơ quan chuyên trách xây dựng thông tư hướng dẫn Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về doanh nghiệp KH&CN, trong đó hướng dẫn tạo điều kiện liên kết giữa các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Đề án 1665 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/10/2017 tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ chính là truyền thông, hỗ trợ đào tạo, xây dựng môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án khởi nghiệp.
Đề án 939 - Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” đã được Hội Hội liên hiệp phụ nữ các cấp hưởng ứng và triển khai tích cực ở nhiều tỉnh thành trên cả nước tập trung vào mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh, khởi nghiệp, bao gồm việc trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để hướng dẫn lại cho cán bộ hội cấp cơ sở và trực tiếp hướng dẫn cho hội viên phụ nữ có mong muốn khởi nghiệp, hoạt động tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn, liên kết với các tổ chức, nhà đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Đề án 223 về Thanh niên khởi nghiệp giai đoan 2019 - 2022 ra đời góp phần kiến tạo môi trường, động lực mạnh mẽ để các thành phần thanh niên khác nhau ra sức sáng tạo khởi nghiệp, chung tay đưa Việt Nam thật sự trở thành quốc gia khởi nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ ra đời 500.000 doanh nghiệp đến năm 2022.
|
Huỳnh Nhi