Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông - EIU
Nguyễn Diên Hồng Hạnh
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
EIU là đơn vị tiên phong xây dựng xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành về Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, là hình mẫu duy nhất và đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bình Dương.
Đầu năm 2017, Trường Đại học Quốc tế Miền Đồng - EIU đã bắt tay vào việc triển khai và xây dựng ‘hệ sinh khởi nghiệp’ theo định hướng và kế hoạch chiến lược của nhà Trường. Bước đầu của công việc này, EIU đã thành lập một Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI). Nhiệm vụ chính của BBI là tạo nhiều điều kiện cũng như là môi trường tốt cho các sinh viên, giảng viên có ý tưởng táo bạo và muốn triển khai ý tưởng này thành hiện thực và khởi nghiệp.
Hoàn tất và đưa vào sử dụng khu Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI) với tổng diện tích khoảng 2000m2 trong đó bao gồm khu làm việc chia sẻ (co-working space) 400m2, 30 văn phòng làm việc, khu triển lãm, phòng họp, khu vực huấn luyện, đào tạo…. BBI cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp hoạt động trong BBI từ tư vấn chuyên môn, tư vấn mô hình kinh doanh, hỗ trợ trong thủ tục thành lập, hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp đến cơ sở hạ tầng…
Năm 2018, EIU mạnh dạn mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp ‘từ bên ngoài tại trong Trường’. EIU đã thu hút các công ty khởi nghiệp từ nước ngoài với mong muốn ‘đầu tư’ tại thị trường màu mỡ của Việt Nam. Với chiến lược này, EIU có thể kết nối rộng hơn với bên ngoài và luôn theo xu hướng đôi bên (EIU và các đối tác nước ngoài) cùng có lợi. Cụ thể, các sinh viên chưa ra Trường đã được tiếp cận với nhiều thử thách của một khởi nghiệp, từ ý tưởng đến việc hoàn thành sản phẩm và đưa sản phẩm này ra thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp được sự hỗ trợ của BBI, hệ thống đối tác doanh nghiệp khác của EIU và đặc biệt, các chuyên môn sâu của đội ngũ giảng viên.
Đã có hơn 16 công ty khởi nghiệp hoạt động tại BBI trong đó các công ty tập trung chủ yếu trong mảng công nghệ, phần mềm, nông nghiệp kỹ thuật cao… Điển hình như công ty PCBZone là một khởi nghiệp thành công của sinh viên EIU. PCBZone tập trung vào lĩnh vực thiết kế, sản xuất mạch điện tử, và sau thời gian 2 năm ở BBI, PCBZone đã phát triển thành một công ty có doanh thu hơn triệu đô la hàng năm.
EIU là một trong những trường đại học tiên phong ở Việt Nam đã xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành về Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ năm 2016, nhằm mục đích đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại EIU. Mặc dù chương trình học Khởi nghiệp còn rất mới với Việt Nam, nhưng số lượng sinh viên và học viên tham gia học chương trình này tăng lên hàng năm.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong BBI được tạo điều kiện kết nối với các Khoa, ngành và các giảng viên trong EIU để trao đổi, hợp tác về đào tạo, nghiên cứu, phát triển dựa trên nhu cầu của hai bên.
EIU đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng thí nghiệm chế tác (Fablab) vào năm 2018. Fablab là phòng chế tác kĩ thuật số mang đến cho cộng đồng khởi nghiệp cơ hội tiếp cận những công nghệ chế tác kĩ thuật cao và hiện đại. Fablab được trang bị các thiết bị như máy cắt laser, máy in 3D, máy CNC… để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm mẫu ban đầu (prototype) một cách nhanh chóng và với chi phí hợp lý.
Ngoài ra, Fablab còn có nhiệm vụ triển khai việc đào tạo STEM cho cộng đồng học sinh trong tỉnh Bình Dương với mục đích giúp các em làm quen và hình thành các tư duy, kỹ năng, và sự đam mê với khoa học công nghệ để tạo nguồn nhân lực trong tương lai trong mảng KH&CN, đặc biệt là cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ.
Để hoàn thiện được hệ sinh thái khởi nghiệp tại EIU, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn từ phát triển sản phẩm mẫu (prototype) đến sản xuất quy mô nhỏ (start-up manufacturing) để đưa được sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, EIU triển khai dự án ASPIRE SCI-TECH PARK trong khuôn viên EIU trong năm 2021.
Khu Aspire Sci-Tech Park (STP) sẽ cung cấp dịch vụ nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô nhỏ của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Khu Aspire STP sẽ là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và nguồn lực từ giảng viên (nghiên cứu, tư vấn), sinh viên (nguồn nhân lực được đào tạo bài bản) của EIU để tham gia vào quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp.
Khu Aspire STP còn đóng vai trò là nền tảng trong việc kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp tại EIU với Khu công nghiệp Khoa học Công nghệ (STIP) của Becamex. Cụ thể, EIU đã triển khai mô hình ‘start-up manufacturing’ này với một công ty khởi nghiệp DatBike để đưa vào lắp ráp hàng loạt chiếc xe điện tay ga ngay tại EIU trong năm 2019. Hiện tại Datbike đã có hàng trăm đơn hàng và đã đưa vào lắp ráp sản xuất tại EIU.
Hệ sinh thái khởi nghiệp mô tả nêu trên là định nghĩa và định hướng phát triển của EIU về một hệ sinh thái khởi nghiệp trong Trường Đại học, và đây là hình mẫu duy nhất và đầu tiên về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Bình Dương.