Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại trường Đại Học Bình Dương: Tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0
Đào Văn Tuyết1, Nguyễn Xuân Mãn2, Trinh Lương Quang1
Trường Đại học Bình Dương, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Trường Đại học Mỏ và Địa chất, Ha Nội.
1. GIỚI THIỆU
Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại của nền kinh tế tri thức đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các trung tâm, viện nghiên cứu thuộc Trường đại học Bình Dương. Trước những thời cơ và thách thức đó, giảng viên, nghiên cứu viên luôn rèn luyện bản lĩnh, luôn luôn sáng tạo và không ngừng đổi mới trong công tác để đem lại những kết quả mới trong nghiên cứu khoa học nhằm bổ xung cho nội dung giáo trình, làm cơ sở đổi mới chương trình đào tạo phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Việc kết nối với các phòng thí nghiệm tại các trường Đại học tại một số quốc gia tạo điều kiện kết nối toàn cầu để có thể tiếp cận những tri thức khoa học do cuộc CNCN 4.0 mang lại. Sở hửu trí tuệ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghê, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai của Nhóm nghiên cứu tiềm năng ngay trong Việt Nam và chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHỮNG XU HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HIỆN NAY
Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại CHLB Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, bao gồm các hệ thống không gian thực-ảo, internet vạn vật và điện toán đám mây, điện toán nhận thức. Các khía cạnh nổi bật và khác nhau của nền công nghiệp 4.0 như: an toàn, bảo mật, độ tin cậy, hệ thống mạng cũng như quy trình kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến mối liên kết quan trọng giữa công nghệ thông tin và sản xuất. Phòng Nghiên cứu khoa học và Quan hệ đối ngoại đại học Bình Dương đã cùng trao đổi với các Khoa/ Viện/ Trung tâm thảo luận xung quanh các chủ đề như: Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các khái niệm cơ bản; Xu hướng kết nối IoT trong công nghiệp 4.0; Thách thức và giải pháp cho các kỹ thuật dựa trên mô hình trong công nghiệp 4.0; Nhà máy kỹ thuật số - Nguồn năng lực cạnh tranh; IoT cho một nhà máy thông minh hơn - thách thức và cơ hội cho Đai học Bình Dương, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp; Giáo dục kỹ thuật cho kỷ nguyên công nghiệp lần thứ 4. (Hình 1)
Với nhận định Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến tất cả các quốc gia, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và con người. Do vậy, các hoạt động tổ chức các buổi Seminar, các Hội thảo quốc tế tại đại học Bình Dương nhằm tăng cường sự kết nối giữa các trường đại học và doanh nghiệp cũng như các trường đại học quốc tế từ đó hình thành những ứng dụng hiệu quả cho sự phát triển khoa học và công nghệ ở các Viện/ Trung tâm nghiên cứu khoa học tại Đại học Bình Dương.
Hình 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phúc lợi của người dân: Các kênh tác động
Nguồn: Nhóm nghiên cứu Viên HLKHXH VN
Cụ thể, dựa trên nghiên cứu xu thế khoa học và công nghệ của thế giới, tìm ra những vấn đề mới để kiến nghị. Trong đó, các Nhóm NC tiềm năng của ĐH Bình Dương chú trọng một số công nghệ ưu tiên cần tập trung phát triển để chủ động tham gia Cuộc cách mạng 4.0 như sau: (i) công nghệ về sức khỏe, (ii) trí thông minh nhân tạo, (iii) vật liệu mới, (iv) tích trữ năng lượng
3. ĐỊNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ, TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN KẾT Ở ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
Mô hình 1: Mô hình liên kết Trường đại học - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp
Với sự liên kết cùng Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng, Trung tâm Tin - Y Sinh được thành lập, một số kết quả nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu được cấp phát kinh phí NCKH từ Sở KHCN Bình Dương được đưa vào Labo tại Trung tâm.
Hình 2: Sơ đồ tổ chức và sinh hoạt các chuyên đề công nghệ tại Trung tâm Tin Y Sinh,
Đại học Bình Dương.
Một khi cả ba thành viên Trường đại học - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp cùng vào cuộc, triển khai một cách hiệu quả, thiết thực thì chức năng xây dựng một đại học vừa giảng dạy vừa nghiên cứu như đại học Bình Dương mới thật sự tác động xã hội phát triển.
Mô hình 2: Phòng thí nghiệm trọng điểm điều khiển số và kỹ thuật hệ thống BDU kết nối với 25 phòng thí nghiệm công nghệ tiên tiến ĐHBK Saint Petersburg
Đại học Bình Dương, Trung tâm Việt Nga đã xây dựng nền tảng cơ bản để liên kết hợp tác giáo dục với các Trường Viện đại học hàng đầu như Đại học Saint Petersburg, Đại học Tổng hợp Lomonosov, Đại học Quốc gia Belarus... thực hiện chiến lược tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, nhất là những lĩnh vực công nghệ mới của CMCN 4.0 như chuyển đổi số (digital transformation), kỹ thuật số và công nghệ thông tin, tự động hóa (blockchain, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn), vật lý và khoa học vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học và nâng cao chương trình giảng dạy của Đại học học Bình Dương, cập nhật và nâng cao mức độ đào tạo của giảng viên và nội dung đào tạo các tín chỉ trong chương trình giảng dạy tại một số khoa tại trường Đại học Bình Dương.
4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Mô hình hợp tác, liên kết giữa trường đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp đang dần được khẳng định, có một số đơn vị đã triển khai và hoạt động khá hiệu quả, nhất là ÐHQG Hà Nội và ĐHQG Tp. HCM, các đại học vùng và một số trường đại học, viện nghiên cứu lớn. Nhưng để mô hình hợp tác ba bên này mở rộng và phát triển hơn; phía trước còn nhiều vấn đề mà các ngành, các cấp có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ đối ngoại phối hợp cùng với Khoa/ Viện/ Trung tâm lên Kế hoạch đặt ra mục tiêu tổ chức các chuỗi sự kiện về chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI); hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong nước tham gia các hội thảo, triển lãm, kỳ thi quốc tế về chuyển đổi số, AI; tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về chuyển đổi số, AI; thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu chuyển đổi số, AI; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về chuyển đổi số, AI.
Đây là một đề án lớn có giá trị cấp đại học. Và để thực hiện tốt đề án này, Trường đại học Bình Dương cần có một cơ chế về: cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ mà cụ thể là khả năng nghiên cứu khoa học của các Nhóm nghiên cứu tiền năng, Nhóm nghiên cứu mạnh - chế độ thu nhập phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cao Văn Phường, Đã từng có một đại học mở như vậy, Nhà xuất bản giáo dục. 2010
2. Cao Van Phuong, Nguyen Xuan Man , Dao Van Tuyet, Training for high quality human resources – An emergency solution for research and application of aerospace technology, Proceeding at Busan National University , 2015
3. Tài liệu Hội thảo tại ĐHQG Hanoi.