Kiến thức, thực hành xử trí sốt cho trẻ dưới 5 tuổi của cha, mẹ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019
Đỗ Thị Thu Mai, Văn Quang Tân
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốt là một cấp cứu nhi khoa thường gặp, được đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường. Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với các yếu tố nhiễm trùng (vi khuẩn, vi rút…) hoặc có thể do những yếu tố không nhiễm trùng (bệnh hệ thống, bệnh ác tính, sau tiêm chủng, vận động…). Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu đánh giá nào về kiến thức, xử trí trẻ sốt tại nhà của các bậc cha, mẹ. Nhằm có cơ sở, xây dựng định hướng các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông sức khỏe trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bước đầu xử trí sốt tại nhà cho các bậc cha mẹ người chăm sóc trẻ.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành xử trí sốt ở trẻ dưới 5 tuổi và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành xử trí sốt ở trẻ dưới 5 tuổi của cha/mẹ đưa con đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích
Kết quả: Trên 30 tuổi là 60,2%. Dân tộc kinh 86,7%. Cha mẹ có dưới 2 con 66,5%. Nghề nghiệp đa số là công nhân 33,93%.
Kiến thức về việc cần lau mát cho trẻ khi trẻ bị sốt là 61,1%, nhiệt độ cần dùng thuốc hạ sốt là 68,1%, tỷ lệ biết được thời điểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị khi trẻ bị sốt chỉ 44,7%. Số lần cần để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ 4 lần/ngày 58,0%.
Nguồn thông tin dùng thuốc: từ bác sỹ nhi khoa 37,1%, hướng dẫn ghi trên nhãn, hộp thuốc 14,4%. Thuốc dùng cho trẻ tại nhà khi bị sốt: Paracetamol 27,4%, kháng sinh 9,44%, không biết dùng thuốc gì 34,4%. Căn cứ để tính liều lượng thuốc: cân nặng (45,6%); tuổi và tình trạng sốt 18,9%, không biết 4,5%.
Phương pháp hạ sốt không dùng thuốc: lau mát bằng nước ấm 46,5%, chọn lau mát, mặc quần áo mỏng, uống nhiều nước, làm thoáng mát phòng 18,9%.
Kết luận: Kiến thức chăm sóc trẻ bị sốt của đối tượng nghiên cứu chưa cao, tỷ lệ có kiến thức đạt chỉ chiếm 58,4%.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là một triệu chứng thường gặp trong thời thơ ấu, thường liên quan đến một bệnh nhưng nhanh chóng tự giới hạn. Sốt được định nghĩa là nhiệt độ trực tràng trên 38◦C, nhiệt độ miệng trên 37,8◦C và nhiệt độ nách trên 37,5◦C. Sốt cao ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời có thể xảy ra các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ như co giật hoặc động kinh. Vì vậy việc kiểm soát tốt nhiệt độ của trẻ và thái độ, cách xử trí đúng khi trẻ bị sốt là rất quan trọng. Nếu cha mẹ thiếu kiến thức cũng như xử trí khi trẻ bị sốt thì chẳng những không mang lại hiệu quả tốt mà đôi khi còn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ, sẽ làm bệnh nặng hơn.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một cứu đánh giá nào về kiến thức xử trí trẻ sốt tại nhà của các bậc cha mẹ, nhằm có định hướng truyền thông giáo dục cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Mục tiêu: đánh giá kiến thức, thực hành xử trí sốt ở trẻ dưới 5 tuổi và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành xử trí sốt ở trẻ dưới 5 tuổi của cha/mẹ đưa con đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Cha, mẹ có trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh (sốt hoặc không sốt), đến khám và điều trị tại phòng khám Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương trong thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019.
Tiêu chí chọn vào nghiên cứu: Cha, mẹ đã có ít nhất một lần chăm sóc trẻ sốt tại nhà. Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, hiểu và nói rõ tiếng Việt.
Tiêu chí loại trừ: Trẻ đang bị bệnh nặng cần can thiệp xứ trí cấp cứu, trẻ có tiền sử sốt cao co giật. Cha, mẹ không hiểu và không nói rõ tiếng Việt.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 12/2018 đến 04/2019 tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
KẾT QUẢ
Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được đã tiến hành phỏng vấn 450 đối tượng nghiên cứu. Sau khi xử lý và làm sạch số liệu, chúng tôi còn lại đưa vào phân tích 445 mẫu
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:Trong 445 đối tượng phỏng vấn, trên 30 tuổi chiếm 60,2%. Về dân tộc thì Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (86,7%). Về số con chủ yếu là từ 2 con trở xuống, chiếm tỷ lệ 66,5%. Trình độ học vấn: Chiếm tỷ lệ cao nhất là trình độ học vấn cấp 3 (31,9%). Đặc biệt có 6,5% mù chữ.
Biểu đồ 1. Đối tượng nghiên cứu phân theo nghề nghiệp
Nhận xét: Tỷ lệ nghề nghiệp chiếm cao nhất là công nhân (33,9%), thấp nhất là các nghề nghiệp khác (4,3%).
- Kiến thức, xử trí của đối tượng nghiên cứu khi trẻ bị sốt: Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều có kiến thức tốt về nhiệt độ bình thường (72,6%) và nhiệt độ sốt của trẻ (73,5%). Tuy nhiên, vẫn còn một số không có kiến thức về nhiệt độ bình thường hoặc khi trẻ bị sốt. Có đến 9,4% cho rằng trẻ bị sốt khi nhiệt độ là 390C.
Bảng 1. Kiến thức về tác dụng của việc lau mát
Tác dụng của việc lau mát
|
Số lượng (n)
|
Tỷ lệ (%)
|
Tác dụng có lợi
|
|
|
Ngừa co giật
|
19
|
4,3
|
Giúp trẻ dễ chịu
|
13
|
2,9
|
Giảm lo lắng của cha/mẹ về co giật
|
10
|
2,2
|
Ngừa co giật, dễ chịu, giảm lo lắng
|
355
|
79,8
|
Ngừa co giật, giúp trẻ dễ chịu
|
31
|
7,0
|
Giúp trẻ dễ chịu, giảm lo lắng của cha mẹ
|
16
|
3,6
|
Không thấy tác dụng gì
|
01
|
0,2
|
Tác dụng không có lợi
|
|
|
Làm trẻ rùng mình
|
35
|
7,9
|
Làm trẻ quấy khóc
|
59
|
13,3
|
Làm trẻ rùng mình, quấy khóc
|
294
|
66,1
|
Không ảnh hưởng gì
|
57
|
12,8
|
Nhận xét: Về tác dụng có lợi của lau mát: Có đến 79,8% đều đồng ý rằng khi lau mát sẽ ngừa được co giật, giúp trẻ dễ chịu và làm giảm sự lo lắng cho cha mẹ khi con được lau mát. Về tác dụng không có lợi khi lau mát: 66,1% cho rằng khi lau mát sẽ làm cho trẻ rùng mình, quấy khóc và 12,8% cho rằng không gây ra ảnh hưởng gì.
Bảng 2. Nguồn cung cấp thông tin kiến thức sử dụng thuốc cho đối tượng nghiên cứu.
Nguồn cung cấp thông tin từ
|
Thuốc hạ sốt
|
Kháng sinh
|
(n)
|
(%)
|
(n)
|
(%)
|
Bác sĩ nhi khoa
|
165
|
37,1
|
|
|
|
|
|
Dược sĩ
|
|
56
|
12,6
|
189
|
42,5
|
Hướng dẫn trên gói thuốc/ hộp thuốc
|
64
|
14,4
|
64
|
14,4
|
Người khác (ông bà, anh chị, bạn bè)
|
30
|
6,7
|
47
|
10,6
|
Mạng, đài, báo, ti vi
|
27
|
6,1
|
18
|
4,0
|
Kinh nghiệm bản thân
|
52
|
11,7
|
26
|
5,8
|
Toa thuốc cũ trước đây
|
51
|
11,5
|
43
|
9,7
|
Nhận xét: Về sử dụng thuốc hạ sốt đa số đối tượng nghiên cứu đều chọn bác sỹ nhi khoa là nguồn thông tin chính (37,1%), 14,4% sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên nhãn, hộp thuốc. Trong đó, thấp nhất là nguồn thông tin từ các kênh truyền thông đại chúng: Báo, đài, internet…
Thực hành xử trí của đối tượng nghiên cứu khi trẻ bị sốt:
Bảng 3. Các thuốc thường sử dụng tại nhà khi trẻ bị sốt
Các thuốc thường sử dụng tại nhà
|
Số lượng (n)
|
Tỷ lệ (%)
|
Paracetamon
|
110
|
24,7
|
Kháng sinh
|
17
|
3,8
|
Các loại hạ nhiệt giảm đau khác
|
30
|
6,74
|
Paracetamon + Kháng sinh
|
11
|
2,5
|
Kháng sinh + > 2 loại thuốc giảm đau hạ nhiệt khác
|
42
|
9,44
|
Thuốc khác (ho, sổ mũi, bổ, thuốc bắc…)
|
82
|
18,4
|
Không biết
|
153
|
34,4
|
Nhận xét: Thuốc dùng cho trẻ tại nhà khi bị sốt: Paracetamon là thuốc được đối tượng nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất (27,4%), có đến 9,44% dùng kháng sinh và trên 2 loại thuốc hạ nhiệt giảm đau khác và có 34,4% không biết dùng thuốc gì cho trẻ khi bị sốt.
Về liều lượng thuốc cần dùng: Chiếm tỷ lệ cao nhất là căn cứ vào cân nặng (45,6%). Về liều lượng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao: 64,7% đối tượng nghiên cứu đồng ý nếu sốt cao, uống nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây nguy hiểm. Về sử dụng kháng sinh: Phần lớn các ý kiến cho rằng sử dụng kháng sinh theo toa Bác sỹ (51,5%). Có 9,4% không biết thời điểm cần dùng kháng sinh.
Bảng 4. Thực hành khi trẻ bị sốt bằng phương pháp vật lý
Lựa chọn các phương pháp vật lý
|
Số lượng (n)
|
Tỷ lệ (%)
|
Lau mát bằng nước ấm
|
207
|
46,5
|
Mặc quần áo mỏng
|
39
|
8,8
|
Uống nhiều nước
|
21
|
4,7
|
Phòng thoáng mát, Giảm nhiệt độ phòng
|
01
|
0,2
|
Lau mát + Uống nhiều nước
|
25
|
5,6
|
Lau mát+ Uống nhiều nước+ Giảm nhiệt độ phòng
|
09
|
2,0
|
Lau mát + Mặc quần áo mỏng + Uống nhiều nước + Phòng thoáng mát, giảm nhiệt độ
|
84
|
18,9
|
Lau mát + Mặc quần áo mỏng
|
10
|
2,2
|
Lau mát + Phòng thoáng mát
|
38
|
8,5
|
Lau mát + Mặc quần áo mỏng + Uống nhiều nước
|
11
|
2,5
|
Nhận xét: Về các phương pháp hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc tại nhà: Đa số đối tượng nghiên cứu đều chọn phương pháp lau mát bằng nước ấm (46,5%), 18,9% chọn kết hợp giữa lau mát, mặc quần áo mỏng, uống nhiều nước, làm thoáng mát phòng ở. Thấp nhất là chọn làm phòng thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng (0,2%).
Về phương pháp lau mát và uống thuốc hạ số được đối tượng nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất (33,9%) và thấp nhất là cắt lễ, cạo gió (5,4%).
Xác định một số yếu tố liên quan
Về thuốc hạ sốt làm giảm nhiệt độ trẻ trong vài giờ: Đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nhóm có trình độ đại học (100%), thấp nhất là nhóm cấp I và không học (57,6% và 62%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nhóm đối tượng nghiên cứu cho rằng thuốc hạ sốt sẽ làm hại gan thận thì kết quả điều tra cho thấy 71,6% cho rằng liều cao thuốc hạ sốt sẽ gây nguy hiểm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Về sử dụng các loại thuốc nam để hạ sốt: Tỷ lệ sử dụng cao nhất là ở nhóm có trình độ cao đẳng (35,7%), đại học và trên đại học 30,8%, thấp nhất là nhóm không học 3,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Về áp dụng các biện pháp cắt lễ, cạo gió để hạ sốt: Cao nhất là nhóm đối tượng nghiên cứu không học (13,8%) và thấp nhất là nhóm có trình độ đại học và trên đại học (0%).
Mối liên quan giữa quan niệm lau mát làm cho trẻ quấy khóc và liều hạ sốt dựa vào cân nặng: Nhóm đối tượng nghiên cứu đồng ý với lau mát làm cho trẻ quấy khóc thì chấp nhận việc dùng thuốc hạ sốt dựa vào cân nặng là 50,6%. Tỷ lệ này ở nhóm không cho rằng lau mát làm trẻ quấy khóc là 26,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mối liên quan giữa lau mát làm cho trẻ quấy khóc và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn: 83,1% là tỷ lệ sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn ở nhóm chấp nhận việc lau mát làm cho trẻ quấy khóc. Và tỷ lệ ở nhóm còn lại là 61,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Mối liên quan giữa trình độ học vấn và cho uống nhiều nước khi sốt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và cho trẻ mặc quần áo mỏng khi bị sốt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Về độ tuổi: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhóm đối tượng nghiên cứu trên 30 tuổi là 60,2%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Vân (22,1%) [4], và thấp hơn nghiên cứu của Vũ Long [3] 64,9%. Sự khác biệt này có thể là do cách chọn mẫu, phong tục tập quán của vùng miền.
Về dân tộc: Trong nghiên cứu, người kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 86,7%, còn lại một tỷ lệ rất thấp là dân tộc S’tiêng, Tày. Tỷ lệ này cũng phù hợp với kết quả thống kê dân số tỉnh Bình Dương năm 2017.
Về nghề nghiệp: 33,9% đối tượng tham gia nghiên cứu là công nhân và kề đến là công nhân viên (9,2%) ngành nghề khác (4,3%). Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Đoàn Thị Vân [34] là Công nhân viên (45,3%) làm nông (22,6%). Nguyên nhân có sự khác biệt này, có thể do tỉnh Bình Dương đã phát triển rất nhiều khu công nghiệp, nguồn lao động tại chỗ đã chuyển dần từ làm nông sang làm công nhân tại các khu công nghiệp.
Về số con: Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng có từ 2 con trở xuống chiếm 66,5%, số sinh con thứ 3 trở lên chỉ chiếm 33,5%. Kết quả này khác biệt so với nghiên cứu của Trần Thụy Khánh Linh, số có từ 1 đến 2 con chiếm 95,6% [2]. Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu thực hiện tại 02 nơi khác nhau, ảnh hưởng một số phong tục, tập quán vùng miền của từng địa phương.
Về trình độ học vấn: Trong nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn cấp 3 chiếm cao nhất (31,9%), kế đến là cấp 2 (30,3%) và đặc biệt là còn 6,5% người không biết chữ. Tỷ lệ có trình độ cấp 3 trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Trần Thụy Khánh Linh (51,2%) [2] và của Đoàn Thị Vân (38,7%) [5]
Kiến thức, xử trí của đối tượng nghiên cứu khi trẻ bị sốt:
Về nhiệt độ bình thường của trẻ: Phần lớn, các bậc cha, mẹ đều biết nhiệt độ bình thường của trẻ là 370C. Và điều đáng chú ý là vẫn còn một số đối tượng không hiểu rõ nhiệt độ bình thường là bao nhiêu, có người chọn ở mức 350C và có người lại chọn 410C. Kết quả của chúng tôi (72,6%) cao hơn nghiên cứu của Trần Thụy Khánh Linh (38,8%) [2]. Của Vũ Long [3] 57,7%; Lipa Athamneh [9] 47,73%; Abubaker [6] 38,4%;
Về xác định nhiệt độ khi trẻ bị sốt: 73,5% đối tượng nghiên cứu xác định nhiệt độ sốt của trẻ là 380C. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các bậc cha, mẹ không biết nhiệt độ sốt của trẻ. Thậm chí, có người còn cho rằng trẻ sốt khi nhiệt độ là 350C. Điều này chứng tỏ họ hoàn toàn không có kiến thức gì về nhiệt độ cơ thể.
Nguồn thông tin về sử dụng thuốc hạ sốt: 37,1% đối tượng cho rằng được cung cấp thông tin từ Bác sỹ nhi khoa, Từ Dược sỹ là 12,6%, 14,4% xem trên nhãn của thuốc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác: Trần Thụy Khánh Linh (Bác sỹ 93,8%, Dược sỹ 21,9%) [2], Đoàn Thị Vân (Bác sỹ 43%) [5]. Có sự khác biệt này có thể là do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của các nhóm nghiên cứu khác nhau.
Về liều lượng thuốc hạ sốt dựa vào tuổi, cân nặng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là sử dụng thuốc hạ sốt dựa vào cân nặng chiếm 45,6%, 18,9% dựa vào tuổi 18% và tình trạng sốt 1,6%, 4,5% không biết. Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc hạ sốt dựa vào cân nặng của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Abubaker (14,7%) [6] Lipa Athamneh (10,2%) [9].
Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tác dụng, liều lượng thuốc hạ sốt:
Tác dụng chính của thuốc hạ sốt là làm hạ nhiệt độ trong vài giờ: Qua nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm có trình độ cao đều trả lời đúng là tác dụng của thuốc hạ sốt chỉ làm hạ nhiệt độ trong vài giờ, trong đó nhóm có tỷ lệ cao nhất (100%) là đại học và sau đại học, kế đến là cao đẳng, trung cấp. Điều này chứng tỏ, khi có trình độ học vấn cao thì sẽ ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và có học vấn cao cũng là điều kiện dễ tiếp cận các nguồn thông tin chính xác hơn.
Mối liên quan giữa trình độ học vấn và việc xử trí sốt bằng các phương pháp dân gian và thuốc nam:
Cạo gió, cắt lễ: Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm có trình độ cao hầu như sử dụng rất ít hoặc không sử dụng phương pháp này: Đại học và trên đại học (0%), cao đẳng (7,1%), trung học (5,3), không học (13,8%). Kết quả này chứng tỏ ở nhóm có trình độ cao, tiếp cận được nhiều nguồn thông tin và sẽ có chọn lựa biện pháp tốt khi chăm sóc cho trẻ bị bệnh. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ đối tượng lựa chọn phương pháp cạo gió , cắt lễ để hạ sốt bởi vì họ nghĩ rằng khi trẻ bị sốt là do bị bệnh cảm (theo dân gian) thì áp dụng cạo gió, cắt lễ sẽ tốt hơn.
Về sử dụng các loại thuốc nam để hạ sốt: Qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sử dụng cao nhất là ở nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ cao đẳng (35,7%), kế đến đại học và trên đại học 30,8%, trong đó nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm không học 3,4%. Điều này chứng tỏ, khi có trình độ học vấn thì sẽ ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Và có học vấn cũng là điều kiện dễ tiếp cận các nguồn thông tin hơn.
Mối liên quan giữa kiến thức về thuốc hạ sốt và sử dụng thuốc hạ sốt:
Giữa thuốc hạ sốt là giảm nhiệt độ trong vài giờ - Dùng trên 02 loại thuốc hạ sốt sẽ tốt hơn: Khi trả lời phỏng vấn, nhiều đối tượng nghiên cứu đã không chấp nhận sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc hạ sốt. Điều này rất đúng với các hướng dẫn của ngành Y tế, không khuyến cáo dùng kết hợp nhiều loại thuốc. Ở nhóm có kiến thức đúng về tác dụng của thuốc hạ sốt chỉ làm hạ nhiệt độ trong vài giờ có tỷ lệ chấp nhận việc sử dụng cùng lúc 02 loại thuốc hạ nhiệt sẽ tốt hơn tương đương với nhóm không có kiến thức đúng về tác dụng thuốc hạ sốt làm hạ nhiệt độ trong vài giờ (44,9% và 47,9%). Nguyên nhân có thể là hiện nay, thông tin về việc phối hợp trên 2 loại thuốc trong điều trị bệnh người dân chưa hiểu rõ.
Giữa kiến thức về thuốc hạ sốt làm hại gan thận - Uống thuốc hạ sốt càng nhiều càng tốt: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về thuốc hạ sốt làm hại gan thận thì có đến 71,6 % cho rằng nếu uống liều hạ sốt càng cao thì càng nguy hiểm cho trẻ. Có thể do họ đã biết thuốc hạ sốt làm độc cho gan thận của trẻ vì vậy nếu dùng liều cao gây nguy hiểm cho trẻ.
Mối liên quan giữa trình độ học vấn và việc áp dụng một số biện pháp hỗ trợ trẻ giảm sốt:
Giữa trình độ học vấn và cho trẻ uống nhiều nước: Ở nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ từ cấp III trở lên thì tỷ lệ cho trẻ uống nhiều nước khi sốt cao hơn các nhóm còn lại: Đại học (69,2%), Trung cấp (47,4%), không học (13,8%). Có sự khác biệt này có thể là những người có trình độ học vấn cao sẽ biết được thông tin về tác hại của sốt sẽ làm cho trẻ bị mất nước nên cần cho trẻ uống bổ sung nước.
Giữa trình độ học vấn cho trẻ em bị sốt mặc quần áo mỏng: Nhóm có trình độ từ cấp 3 trở lên phần lớn đều cho rằng khi trẻ em bị sốt nên mặc quần áo mỏng. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nhóm có trình độ từ dưới cấp III. Đại học, sau đại học (69,2%), trung học (47%). Nhưng trên thực tế, hiện nay vẫn còn một số người cho rằng khi bị sốt, trẻ sẽ lạnh, cần mặc thêm nhiều quần áo cho đỡ lạnh. Đây là quan niệm sai lầm cần được tuyên truyền giáo dục tốt hơn việc chăm sóc trẻ ốm tại nhà cho các bậc cha mẹ.
KẾT LUẬN
Kiến thức chăm sóc trẻ bị sốt của đối tượng nghiên cứu còn chưa cao, tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt chỉ chiếm 58,4%. Trong đó: Tỷ lệ kiến thức đúng về nhiệt độ bình thường của trẻ là 72,6%, về sốt ở trẻ là 73,5%; tỷ lệ kiến thức đúng về ngưỡng nhiệt độ dùng thuốc hạ sốt chưa cao, là 68,1%; có 50,1% cha, mẹ biết rằng sốt là yếu tố có lợi cho cơ thể trẻ và chỉ 44,7% biết nếu sốt cao thì sẽ gây co giật ở trẻ; tỷ lệ 79,8% có kiến thức đúng về lau mát hạ sốt cho trẻ.
Thực hành chăm sóc trẻ bị sốt cúa đối tượng nghiên cứu còn ở mức thấp, tỷ lệ đối tượng có thực hành đạt chỉ chiếm 52,1%, trong đó: 45,6% đối tượng sử dụng đúng liều lượng thuốc hạ sốt dựa vào cân nặng của trẻ; 51,1% đối tượng tuân thủ sử dụng kháng sinh theo toa của Bác sỹ.
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ bị sốt của cha/mẹ: Nhóm tuổi có liên quan đến thực hành đúng về xem xét liều thuốc dựa vào cân nặng (p<0,05); trình độ học vấn có liên quan đến kiến thức về tác dụng của thuốc hạ sốt (p<0,05) và thực hành đúng về xem xét liều thuốc hạ sốt dựa vào cân nặng (p<0,05); trình độ học vấn có liên quan đến thực hành đúng về sử dụng các loại thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ (với p<0,05); trình độ học vấn có liên quan đến thực hành đúng về cho trẻ uống nhiều nước để hỗ trợ trẻ giảm sốt (với p<0,05) và thực hành cho mặc quần áo mỏng hỗ trợ trẻ giảm sốt (với p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bạch Văn Cam. Phác đồ điều trị nhi khoa 2013. Bệnh Viện Nhi Đồng 1, nhà xuất bản Y học Tp.HCM. 2013; tr396-400.
2. Trần Thụy Khánh Linh, Huỳnh Trương Lệ Hồng, Anne Walsh. Kinh nghiệm và niềm tin về xử trí sốt của cha mẹ trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi Tp.Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2012.
3. Vũ Long. Kiến thức và thực hành xử trí trẻ sốt của người trực tiếp chăm sóc bệnh nhi. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ , đại học y dược thành phố Hồ chí Minh. 2016.
4. Trương Anh Thư. Thận trọng những loại thuốc có thể làm hại thận. 24/4/2017]; Available fromhttps://hellobacsi.com/chuyen-de/suy- than/than-trong-nhung-loai-thuoc-co-th. 2016.
5. Đoàn Thị Vân. Kiến thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên. Luận văn thạc sỹ Y khoa, Y Học TP. Hồ Chí Minh. 2010; 14, (4),20-30.
Tiếng Anh
6. Abubaker, Ibrahim, Elbur. Childhood fever and its management: differenghiên cứues in knowledge and practices between mothers and fathers in taif; saudi arabia. World Journal of PharmaceuticalResearch. 2014.
7. Dong L., Jin Y , et al. Fever phobia: a comparison survey between caregivers in the inpatient ward and caregivers at the outpatient department in a children’s hospital in China. BMC Pediatrics. 2015; 15, pp 163
8. Drugs.com. Paracetamol: Uses, Dosage and Side Effects. 2017 24/4/2017]; Available from:https://www.drugs.com/paracetamol.html.
9. Lipa AthamnehMarwa El-Mughrabi et.al. Parents' Knowledge, Attitudes and Beliefs of Childhood Fever Management in Jordan: a CrossSectional Study. Journal of Applied Research on Children: Informing Policy for Children at Risk. 2014; 5 (1) pp.8/.