Mô hình 5 lớp của Đề án Vùng đổi Mới Sáng tạo Bình Dương là đề án trọng điểm tiếp theo trong Đề án thành phố Thông minh Bình Dương
Mô hình 5: Lớp 1 - Quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông công cộng; lớp 2 - Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo; lớp 3 - Phát triển kinh tế cân bằng; lớp 4 - Chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0; lớp 5 - Phát triển nguồn nhân lực.
Từ kết quả thực hiện các công trình trong đề án Vùng Đổi mới Sáng tạo Bình Dương theo từng lớp trong mô hình 5 lớp, trong đó đi sâu vào dự án Cải tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông thông trên tuyến đường Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng đến giáp đường Hồ Chí Minh, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743 và dự án Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13; Đề án xây dựng khu thí điểm thương mại điện tử xuyên biên giới do BW Industrial, báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020, ông Nguyễn Hoàng Thao - chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh đã có ý kiến kết luận và chỉ đạo như sau:
Khẳng định Đề án Vùng Đổi mới Sáng tạo Bình Dương với mô hình 5 lớp là đề án trọng điểm tiếp theo trong Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương, đây là giải pháp xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, liên ngành phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt có tác động lớn trong việc thu hút nguồn nhân lực, mỗi lớp sẽ đóng một vai trò cụ thể trong việc thu hút nguồn nhân lực, mỗi lớp sẽ đóng một vai trò cụ thể trong việc thu hút nguồn nhân lực, lớp thứ nhất về quy hoạch đô thị và giao thông, với việc ứng dụng mô hình TOD và kiến tạo nơi chốn sẽ giúp Bình Dương tiếp tục phát huy và trở thành vùng đất năng động và đầy sức sống, tạo ra một môi trường tốt cho việc thu hút nguồn nhân lực, việc phát triển kinh tế cân bằng ở lớp 3 sẽ tạo ra hệ sinh thái thương mại dịch vụ phục vụ con người, phục vụ giao thương, là một khía cạnh quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực, chiến lược chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0 sẽ giúp thu hút các nhà khoa học, các chuyên gia, đưa Bình Dương trở thành vùng đất hiện đại, hòa nhịp với dòng chảy của kỷ nguyên mới, mỗi lớp trong mô hình 5 lớp sẽ có vai trò của riêng mình trong chiến lược phát triển lấy con người làm trọng tâm, từ đó tổng hòa tạo thành một chiến lược phát triển liên ngành, toàn diện cho Bình Dương trong giai đoạn tiếp theo.
Các công trình trọng điểm trong lớp thứ nhất - Quy hoạch đô thị và giao thông cần được triển khai nhanh chóng, bao gồm: Tổ hợp khu trung tâm thương mại thế giới WTC thành phố mới Bình Dương; Dự án “Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng đến giáp đường Hồ Chí Minh, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743 và mở rộng cải tạo Quốc lộ 13; nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình giao thông; dự án O&M; các dự án cải tạo, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình giao thông sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí hậu cần, dễ dàng trong việc giao thương và vận chuyển hàng hóa trong tỉnh và liên vùng.
Công trình Khu thực nghiệm thành phố mới Bình Dương, đây là công trình trọng điểm thuộc lớp 2 - xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo và lớp 5 - phát triển nguồn nhân lực. Khu xưởng thực nghiệm phục vụ khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, sản xuất thông minh và công nghiệp 4.0. Khu nhà xưởng thực nghiệm là mô hình văn phòng kết hợp với xưởng thực nghiệm, đây là mô hình tích hợp có tính ứng dụng và gắn kết với công nghiệp hơn những mô hình văn phòng chia sẻ. Công trình này bổ sung cho hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tại thành phố mới Bình Dương đã xây dựng như Vườn ươm doanh nghiệp Becamex, Fablabs, Techlabs, Trung tâm sản xuất thông minh Becamex, hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp Block71 hợp tác với Đại học quốc gia Singapore… đây là công trình thu hút nguồn nhân lực và các hoạt động đổi mới sáng tạo trong công nghiệp và sản xuất, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu phát triển và công nghiệp.
Khu thí nghiệm thương mại điện tử xuyên biên giới: đây là công trình đóng góp tại lớp 3 - Phát triển kinh tế cân bằng và lớp 4 - Phát triển kinh tế số và công nghiệp 4.0, cũng như thu hút nguồn nhân lực và chất xám trong lĩnh vực thương mại điện tử về Bình Dương. Dự án này được thực hiện theo tinh thần của Quyết định số 431 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Song hành với việc xây dựng các kho ngoại quan, là việc ứng dụng nền tảng công nghệ với sự tham gia chất tất cả các thành phần liên quan trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Khu Công nghiệp khoa học và công nghệ Bình Dương: Đây là công trình thuộc lớp 3 - Phát triển kinh tế cân bằng và lớp 4 - Chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0. Khu công nghiệp khoa học và công nghệ là mô hình tích hợp liên thông các chức năng khu công nghiệp, khu khoa học công nghiệp, và cụm trường đại học kết hợp với phát triển đô thị đáng sống để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Mục tiêu của khu công nghiệp khoa học và công nghệ Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của vùng thông qua thúc đẩy mối quan hệ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong không gian địa lý gần kề, tạo điều kiện thúc đẩy việc kiến tạo kiến thức, công nghệ, ý tưởng đổi mới và phổ biến, triển khai áp dụng trong doanh nghiệp. Đối với Bình Dương, Khu Công nghiệp khoa học và công nghệ Bình Dương sẽ đóng vai trò thu hút các nhà khoa học, kỹ sư, nhà nghiên cứu về làm việc, từ đó sẽ cho ra kết quả nghiên cứu, các công cụ mới quay lại nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu, giúp Bình Dương duy trì lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn tiếp theo.
Ngọc Trang