Nghiên cứu ảnh hưởng của tôn giáo đến hành vi bảo vệ môi trường
Vấn đề về môi trường sinh thái từ lâu đã được giới học thuật quan tâm và thảo luận ở nhiều diễn đàn trên toàn cầu một trong số đó có nhắc đến các mối quan hệ của văn hóa nhân loại, tôn giáo và môi trường. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến số đông người theo tôn giáo cũng như có đức tin với phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo” xây dựng đô thị văn minh và trên nền tảng giáo lý của các tôn giáo, những người theo tôn giáo có ý thức cao hơn về môi trường so với những người không theo tôn giáo ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, tăng cường trách nhiệm của các tôn giáo, đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường (BVMT) là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, tác giả Lê Duy Toàn đã thực hiện luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của tôn giáo đến hành vi bảo vệ môi trường” vào năm 2022 với mục đích đánh giá hiện trạng tham gia của các tôn giáo vào sứ mệnh bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ tập trung vào các tổ chức tôn giáo Việt Nam thuộc hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, hưởng ứng các hoạt động vì môi trường và đóng góp những thành tựu thiết thực để phát huy trách nhiệm bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao chất lượng và sự hài lòng cuộc sống.
Cách tiếp cận chính của đề tài là cách tiếp cận triết học, dựa trên những giáo lý cốt lõi của Phật giáo và Công giáo, phân tích và so sánh các yếu tố tôn giáo với môi trường. Đề tài cũng nhằm mục đích tổng kết những chương trình thiết thực của công tác phối hợp tôn giáo và bảo vệ môi trường. Để thiết lập nền tảng cho chủ đề, đề tài này nhằm mục đích xác định các yếu tố thiết yếu quyết định ảnh hưởng của tôn giáo đối với hành vi môi trường. Dựa trên những phản ánh và lập luận của tác giả, nghiên cứu đóng góp bằng cách xác định và đề xuất danh sách các yếu tố tương ứng ảnh hưởng đến hành vi môi trường bao gồm văn hóa, tôn giáo, sự hài lòng với cuộc sống, mối quan tâm đến môi trường, các chuẩn mực chủ quan về môi trường và thái độ đối với vấn đề môi trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, để giải thích tính nhất quán và độ tin cậy của mô hình, tác giả đã phân tích và đánh giá các yếu tố khác nhau. Bước đầu tiên của phân tích là kiểm tra các giá trị Cronbach’s alpha, để đạt mức tốt giá trị này phải vượt qua 0,8. Các giá trị trong đề tài đã cho CT, EB và EC thỏa mãn ngưỡng “tốt” trong khi các giá trị cho RB, SL và SN đạt được tiêu chuẩn “xuất sắc” với giá trị Cronbach’s alpha cao hơn 0,9. Hệ số Cronbach’s alpha của các biến CT, EB và EC xấp xỉ 0.87 trong khi RB, SL và SN xấp xỉ 0.93.
Đề tài cũng đã sẽ xem xét hệ số tải ngoài (Outer loadings). Hệ số tải ngoài của 21 biến quan sát cao hơn 0,7, điều này đảm bảo độ tin cậy nhất quán của các biến tiềm định. Tuy nhiên, giá trị tải của năm biến quan sát (CT1, CT4, EB3, RB1, SL5) thấp hơn 0,7. Những biến quan sát có hệ số tải ngoài nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,7 chỉ nên bị loại bỏ khi việc loại bỏ giúp tăng giá trị phương sai trích trung bình (AVE). Tuy nhiên, việc loại bỏ không làm thay đổi đáng kể các giá trị AVE trong nghiên cứu này; do đó, hệ số tải ngoài của năm biến quan sát được đề cập là có thể chấp nhận được.
Về giá trị độ tin cậy tổng hợp (CR) phải lớn hơn 0,7. Cụ thể, giá trị CR của tất cả các biến tiềm ẩn vượt quá 0,8, đáp ứng tiêu chí độ phù hợp và khẳng định độ tin cậy và tính nhất quán của tất cả các biến được nghiên cứu trong mô hình đề xuất.
Đối với bước kiểm tra độ hội tụ, yêu cầu tất cả các yếu tố phải đạt được giá trị phương sai trích xuất trung bình (AVE) trên 0,5. Độ hội tụ có ý nghĩa rằng thông qua các giá trị AVE, các biến quan sát có thể giải thích cho các biến tiềm ẩn. Tất cả các giá trị AVE của các yếu tố thỏa mãn ngưỡng, nằm trong khoảng từ 0,554 đến 0,858. Về giá trị phân biệt, tỷ lệ Heterotrait-Monotrait (HTMT) được đề xuất để kiểm tra các vấn đề phân biệt. Cụ thể hơn, giá trị phân biệt chỉ được đảm bảo khi tỷ lệ HTMT dưới 0,85, có nghĩa là tất cả các giá trị HTMT của nghiên cứu này đều đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, tính phù hợp của khuôn khổ nghiên cứu được xác định thông qua Hệ số lạm phát phương sai (VIF). Giá trị VIF cho tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 5, điều này cho thấy rằng không có vấn đề phát sinh mô hình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số đối với 5.000 mẫu bootstrap để xác thực giả thuyết được đề xuất. Các phát hiện cho thấy rằng tất cả các mối quan hệ được đề xuất đều được chấp thuận với giá trị p-value có ý nghĩa.
Thông qua đề tài có thể thấy, văn hóa và tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về các vấn đề môi trường và thay đổi tích cực hành vi của họ. Thêm vào đó, đề tài còn đóng góp vào việc giải quyết các hạn chế về tài liệu về văn hóa, tôn giáo liên quan đến môi trường trong một bối cảnh cụ thể của tỉnh Bình Dương nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung.
Quế Trâm