Nhà máy hút khí thải đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào tháng 5 tới
Vào ngày 31/5 tới, công ty Climeworks của Thụy Sĩ sẽ khởi động nhà máy hút carbon dioxide ra khỏi không khí và cung cấp cho một nhà kính trồng rau quả gần đó. Nằm tại thành phố tự trị nhỏ bé Hinwil, nhà máy cao 12 mét này trông không ... ra dáng một nhà máy cho lắm - nó có vẻ ngoài khá kì lạ. Đây sẽ là nhà máy hút khí thải quy mô lớn đầu tiên, thương mại hóa việc "bán không khí lấy tiền".
Nhà máy này dự kiến sẽ thu thập được khoảng 900 mét khối khí nhà kính, tương đương với lượng khí thải mà 200 chiếc xe ô tô thải ra trong một năm. Hệ thống sẽ tiến hành giữ khí carbon dioxide xung quanh khu vực vận hành của nhà máy, thông qua một bộ lọc thẩm thấu. Để thải khí carbon dioxide ra, bộ lọc trên sẽ được làm nóng tới 1000C bằng nhiệt từ việc đốt rác từ một nhà máy xử lý rác gần đó của công ty Kezo. Những phân tử carbon dioxide được lấy ra đó sẽ được bơm vào một nhà kính trồng cây của công ty Gebrüder Meier, nhằm “tăng cường mức độ phát triển của rau xanh lên tới 20%”, thông số lấy từ thông cáo báo chí của công ty Climeworks.
Hiện nay, một trong những người đối đầu với Climeworks trong lĩnh vực này (sự đối đầu này đều có lợi cho nhân loại nói chung) là Carbon Engineering, có trụ sở tại Canada. Công ty này đang hướng tới mục tiêu thương mại hóa công nghệ chế tạo nhiên liệu dựa trên khí thải thu về được, để sản xuất nên loại nhiên liệu cho ra ít khí carbon. Công nghệ của họ đã cho thấy khả năng xử lý được 1 tấn CO2/ngày và hiện đang kết hợp với Greyrock Energy để phát triển một quá trình sản xuất nhiên liệu dựa trên nước và CO2 (genk.vn).
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thuộc Dự án Carbon Toàn cầu GCP, mức khí thải carbon dự tính được thải ra tính đến hết năm nay sẽ đạt mức 36 tỷ tấn, tăng 2,1 % so với năm 2012. Điều này cũng cho thấy lượng khí thải toàn cầu từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch tăng khoảng 60 % so với năm 1990. Theo báo cáo về lượng khí thải carbon toàn cầu (GCB), Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong danh sách các nước có lượng khí thải carbon cao nhất trong năm 2012 với 27 %, đứng sau trong danh sách là Mỹ (14 %), châu Âu (10 %) và Ấn Độ (6%).
Các nhà khoa học cho rằng cùng nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thế giới cần phải hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 20C trong thế kỷ này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đang tàn phá mùa màng cũng như làm tan chảy dải băng ở các đầu cực Trái Đất. Để thực hiện mục tiêu trên, tới năm 2020, lượng phát thải khí CO2 toàn cầu phải được duy trì ở mức 44 tỷ tấn.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng để tránh được mốc tăng nhiệt độ “20C” kia, công nghệ hút khí thải phải tới được mốc 5 tỷ tấn CO2/năm khi vào năm 2050. Một con số khổng lồ cho một công nghệ mới đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
Minh Nguyệt (Nguồn: Internet)