Nông nghiệp hữu cơ: Xu hướng phát triển
Với đặc điểm cốt lõi của nông nghiệp hữu cơ là đảm bảo tính bền vững của cả hệ thống; cung cấp các chất dinh dưỡng một cách gián tiếp từ các hợp chất khó sử dụng/khó tan nhờ tác động của vi sinh vật hoặc các chất dinh dưỡng từ đất, khoáng, phù sa…; đạm được cung cấp nhờ cây bộ đậu thông qua quá trình cố định đạm và phân giải chất hữu cơ; phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh chủ yếu nhờ luân canh cây trồng, thiên địch, thuốc BVTV sinh học và giống kháng; bảo tồn thế giới tự nhiên… hướng canh tác này đã được lựa chọn ưu hàng đầu trong xu thế hiện nay.
Sự chú ý đến nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển. Trong khối ASEAN, Bộ nông nghiệp Lào có chiến lược nông nghiệp hữu cơ đến 2020. Malaysia đang thực hiện dán nhãn hiệu hàng hóa hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ được xếp vào 1 trong 5 chương trình lớn của Bộ nông nghiệp và hợp tác xã ở Thái Lan…
Phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ được sử dụng nhiều để trồng các loại cây lương thực, lên đến hơn 3 triệu ha trên toàn cầu, trong đó khu vực Châu Âu có gần 2 triệu ha, kế đến là Châu Á và Bắc Mỹ. Một số loại cây được kể đến như: Cây lượng thực, hạt có dầu, cà phê, ô liu, đậu, nho, rau, cacao, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, trái cây ôn đới, trái cây có múi. Ở châu Á, các loại cây trồng được canh tác theo nông nghiệp hữu cơ phần nhiều là cây lương thực, các loại hạt có dầu, bông vải, dừa,…
Thực hiện những công việc liên quan đến nông nghiệp hữu cơ bao gồm sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu, tạm gọi chung là nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở các khu vực đều gia tăng số lượng, ngoại trừ Châu Đại Dương. Có hơn 86 % NSX ở các quốc gia đang phát triển và các thị trường mới phát triển, trong đó, Châu Á có hơn 900 ngàn NSX, chiếm 40% trên thế giới, kế đến là Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh Vị trí dẫn đầu về số lượng NSX là Ấn Độ (650 ngàn), kế đến là Uganda (190.552), Mexico (169.703)
Châu Á là khu vực có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất, nhưng tăng giảm thất thường. Năm 2014 đạt 3,57 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc gần 2 triệu ha, kế đến là Ấn Độ 720 ngàn ha, Việt Nam đứng thứ 7. Tuy nhiên, trong 10 quốc gia dẫn về tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp hữu cơ so với diện tích đất nông nghiệp không có Trung Quốc và Ấn Độ, mà quán quân là Timor-Lester (6,8%), kế đến là Srilanka (2,3%).
Châu Nam