PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG NẤM MỐI (Termitomyces sp.)
Đề tài khoa học và công nghệ
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
(Áp dụng cho tất cả loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ)
1.1. Tên nhiệm vụ: PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG NẤM MỐI (Termitomyces sp.)
1.2. Loại hình nhiệm vụ: Đề tài khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Trường Đại học Thủ Dầu Một
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 07 tháng 12 năm 2017
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 89.012018
Ngày cấp: 31/01.2018 Cơ quan cấp: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: UBND tỉnh Bình Dương
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không)
Kết quả đề tài “Phân lập và khảo sát môi trường nhân giống nấm mối (Termitomyces sp.)” đã cung cấp giống nấm mối phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như bảo vệ nguồn gen quý hiếm của loài nấm này. Cụ thể:
- Tại Bình Dương, đã phân lập được 6 chủng nấm mối, trong đó có 2 chủng thuộc loài Termitomyces clypeatus. Loài nấm mối này đã được tiếp tục nghiên cứu để cung cấp giống cho quy trình sản xuất thử nghiệm.
- Tìm được môi trường thích hợp cho sự tích lũy sinh khối hệ sợi nấm mối Termitomyces clypeatus là tiền đề cho quá trình sản xuất thử nghiệm trong Bioreactor 60 lít trong đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đang được thực hiện.
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công bố nào về nuôi cấy tạo sinh khối nấm mối. Trong khi nấm mối hiện con người chưa thể trồng được ra quả thể nên giải pháp nhân giống nhằm sản xuất sinh khối để tạo thực phẩm là hướng nghiên cứu khả quan và có tính ứng dụng.
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?: Khoa học tự nhiên
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới?: Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: - 02 bài báo (01 bài đăng kỷ yếu hội nghị quốc gia và 01 bài đăng ở tạp chí ĐH Cần Thơ).
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế:
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...): Không
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có): Kết quả nghiên cứu đã góp phần không nhỏ trong luận án của chủ nhiệm đề tài. Tôi sẽ sử dụng kết quả của đề tài này cho một phần luận án của mình.