Phân tích tác phẩm văn học ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông từ góc độ thi pháp học
b. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Trọng Quyền
d. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Đặt vấn đề
Việc tìm hiểu tác phẩm văn học - một hoạt động có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc dạy văn ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông - bằng tiếp cận và phân tích từ góc độ Thi pháp học, dù không phải là con đường duy nhất, và Thi pháp học cũng không phải là hệ công cụ, phương tiện duy nhất để tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương, nhưng trải qua một quá trình lâu dài từ thời cổ đại cho đến nay, với nhiều thăng trầm và phát triển, Thi pháp học đã khẳng định được mình là một hướng tiếp cận và nghiên cứu văn chương đạt được hiệu quả cao. Kể từ khi cuốn sách Poetica (Nghệ thuật thi ca) của Aristote (384 - 322) ra đời cho đến nay, Thi pháp học đã phát triển một cách sâu rộng cả ở phương Tây và phương Đông với những thành tựu to lớn.
Ở Việt Nam, Thi pháp học cổ điển có từ thời trung đại, được hiểu và vận dụng trong sáng tác văn chương, được dùng làm tiêu chí để phẩm bình, đánh giá tác phẩm văn chương suốt cả mười thế kỷ văn học trung đại. Tuy nhiên, khi văn học hiện đại ra đời thì Thi pháp học cổ điển không còn phù hợp nữa nên dần dần, Thi pháp học hiện đại đã thay thế Thi pháp học cổ điển. Dù Thi pháp học hiện đại chỉ mới có mặt ở Việt Nam khoảng trên ba thập kỷ nay, nhưng đã phát triển khá nhanh, khá mạnh; trở thành một trào lưu, một hướng nghiên cứu và giảng dạy có sức hấp dẫn và thuyết phục, mang lại nhiều thành tựu to lớn. Một trong những lý do chính là Thi pháp học hiện đại quan niệm văn học là sản phẩm mang tính tích hợp đa diện của văn hóa, tác phẩm là kết quả của tư duy nghệ thuật, quan niệm, cái nhìn, và được thể hiện trong hình tượng, không gian, thời gian, ngôn từ, giọng điệu như những bình diện của chỉnh thể hình thức mang tính hệ thống hàm chứa nội dung.
Việc phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học giúp người dạy và người học đi sâu và đi đúng vào bản chất thẩm mỹ mang tính đặc thù của văn học, tìm ra cái hay, cái đẹp trong các bình diện hình thức mang tính nội dung của tác phẩm. Qua đó, giúp người học phát triển năng lực và tư duy văn học, kỹ năng tiếp cận và phân tích văn bản, làm chủ văn bản trong việc học tập và nghiên cứu văn học. Do vậy, việc vận dung Thi pháp học hiện đại vào giảng dạy văn học ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông giúp người học dễ học, dễ hiểu; rèn luyện và phát triển được năng lực và tư duy; tăng cường lòng ham thích và say mê học văn; nâng cao tác dụng của môn văn thông qua các chức năng giáo dục, giáo dưỡng và bồi dưỡng kỹ năng. Đó là một cách thức hữu hiệu góp phần đổi mới căn bản việc dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.
đ. Mục tiêu nhiệm vụ: Nghiên cứu, phân tích đặc điểm thi pháp học của những tác phẩm văn học tiêu biểu trong chương trình bậc trung học trong nhà trường phổ thông.
Sau 12 tháng thực hiện, nhiệm vụ đã thực hiện các nội dung như sau:
1. Những vấn đề lý luận về phân tích tác phẩm văn học ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông từ góc độ thi pháp học;
2. Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 6, lớp 7: Lớp 6 - Tác phẩm Sơn tinh Thủy tinh, Thạch Sanh, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm; Lớp 7 - Tác phẩm Qua đèo ngang, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Tiếng Gà trưa và tác phẩm Sống chết mặc bay.
3. Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 8, lớp 9: Lớp 8 - Tác phẩm Tôi đi học, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Nhớ rừng, Quê hương; Lớp 9 - Tác phẩm Chuyện về người con gái Nam Xương, Kiều ở Lầu Ngưng Bích, Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Khúc ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng và bài Cố hương.
4. Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 10, lớp 11: Lớp 10 - Tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy, Ra-Ma buộc tội, Tấm Cám, Tại lầu Hoàng Lạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Thơ Hai-cư và tác phẩm Đại cáo bình Ngô; Lớp 11 - Tác phẩm Câu cá mùa thu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối và tác phẩm Người trong bao.
5. Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12: Tây Tiến, Đất nước, Sóng, Người lái đò Sông Đà, Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả và tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
e. Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2015 - tháng 3 năm 2016.
f. Kinh phí thực hiện: