Phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong giai đoạn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Những vụ việc mất vệ sinh ATTP đã và đang diễn ta tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp người tiêu dùng có thể phòng chống ngộ độc thực phẩm:
1. Lựa chọn thực phẩm tươi sạch: Luôn sử dụng các loại rau, củ, quả tươi, không dập nát; chỉ sử dụng thịt khi đã qua kiểm dịch của thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi; cá, thủy sản vẫn giữ được màu sắc bình thường, không bị ươn, ôi…
Đối với thực phẩm chế biến sẵn, chúng ta chỉ nên chọn thực phẩm đã được đóng hộp, đóng gói cẩn thận, có ghi nhãn hàng hóa; số đăng ký, ngày sản xuất và hạn sử dụng… và tuyệt đối không sử dụng phẩm màu, đường hóa học không nằm trong Danh mục Bộ Y tế cho phép
2. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm: Cần giữ nơi chế biến thực phẩm sạch sẽ, không để ứ đọng nước; tránh xa khói bụi, khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường; bếp nấu cần có đủ ánh sáng và thông gió; không ăn thức ăn sống; thịt bò tái; cá tái…
3. Đối với dụng cụ chế biến, cần phải rửa ngay sau khi chế biến, không để qua đêm; để riêng biệt dụng cụ chế biến thức ăn chín và sống;… đặc biệt, không dùng các loại bao bì từng đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật để đựng thức ăn
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ: Rau, củ quả chế biến cần phải được ngâm trong nước sạch; phải làm tan đá thực phẩm đã được đông lạnh trước khi nấu nướng
5. Thức ăn khi đã nấu chín cần ăn ngay vì khi chúng ta để nguội thức ăn ở nhiệt độ thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Đối với các loại trái cây, cần ăn ngay sau khi vừa cắt ra…
6. Sử dụng nguồn nước trong, không có mùi, vị lạ để nấu thức ăn; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa nước, không để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy
7. Tuyệt đối không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín
Thảo Nguyên (tổng hợp internet)