Sở Y tế: Hành trình triển khai kế hoạch Đề án thành phố Thông minh Bình Dương năm 2021
Trong năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh và lây lan nhanh tại tỉnh, đã tác động tiêu cực đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, người lao động bị mất việc, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã chủ động triển khai xây dựng các kế hoạch, thực hiện nhiều giải pháp trong từng thời điểm cụ thể để phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết.
Trong ngành y tế, các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh; triển khai phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung kiện toàn bộ máy ngành y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã; đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng đề án tiếp nhận bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động cũng như một cơ sở y tế đã đầu tư. Triển khai ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VSSID), tiếp tục phát triển bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đến nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,2%...
Trong công tác thực hiện Đề án Thành phố thông minh năm 2021, Sở Y tế tiếp tục triển khai, ứng dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp như phần mềm Quản lý văn bản của Bộ Y tế, của tỉnh; hệ thống website và email, thực hiện chữ lý số, chứng thư số tại Sở Y tế và một số đơn vị trực thuộc.
Tiếp tục triển khai phần mềm một của điện tử tỉnh, các dịch vụ công mức 3,4 trên cổng DVC của tỉnh và quốc gia; Sở Y tế đang phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện 02 TTHC liên thông; cấp phiếu Lý lịch tư pháp trong Cấp phép hành nghề khám, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề dược.
Thời gian qua, Sở Y tế đã triển khai một số phần mềm chuyên ngành như: Hệ thống phần mềm cáo cáo thống kê y tế - Bộ Y tế; hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân; triển khai kết nối liên thông CSDL nhà thuốc, quầy thuốc; CSDL hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hệ thống thông tin quản lý bệnh viện – HIS trên địa bàn tỉnh; Sở Y tế cũng đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai Trung tâm điều hành cấp cứu thông minh 115.
100% các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập đều được thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội để phục vụ giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (các phân hệ phần mềm đang sử dụng tại các cơ sở y tế công lập do nhiều đơn vị, doanh nghiệp cung cấp phần mềm, trong đó có VNPT và Viettel).
Trong giai đoạn dịch bệnh covid-19, ngành y tế đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai nhiều phần mềm hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh covid-19; tuy nhiên, mỗi phần mềm có tính năng ưu việt riêng trong từng lĩnh vực mà chưa có sự liên kết, đồng bộ dữ liệu giữa các phần mềm.
Đầu năm 2021, Sở Y tế đã đăng ký danh mục triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2021-2025 với các nội dung: Hệ thống y tế cơ sở, hồ sơ sức khỏe điện tử (2022-2023); hệ thống bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử (2022-2025); hệ thống trục tích hợp y tế (2023-2024); trung tâm điều hành y tế (2024-2025); hệ thóng chống dịch thông minh (2023-2025); hệ thống đấu thầu thuốc (2026-2028) và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (2026-2028).
Song song đó, Sở Y tế và các bệnh viện đã tiếp cận với các đối tác cung cấp hệ thống PACS về lưu trúc, xử lý hình ảnh y khoa và liên thông trong hỗ trợ công tác chuẩn đoán hình ảnh giữa các tuyến; đã tổ chức các buổi trình bày về các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế đối với việc triển khai bệnh án điện tử, đăng ký khám chữa bệnh dựa trên các ứng dụng ICT cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2022, ngành y tế Bình Dương đặt mục tiêu xây dựng thành công trục kết nối liên thông dữ liệu của ngành y tế; 100% người dân được cấp mã định danh y tế, trên 90% người dân được quản lý sức khỏe online; cố gắng phấn đấu thực hiện đạt tiêu chí bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, khoảng 3-4 trung tâm y tế huyện đạt tiêu chí bệnh án điện tử; 100% các cơ sở khám, chữa bệnh có triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến và triển khai hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; triển khai ít nhất 01 ứng dụng AI trong chẩn đoán và điều trị.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành y tế sẽ phối hợp với các đơn vị tư vấn, các sở ngành liên quan trình UBND tỉnh ban hành và triển khai “Đề án chuyển đổi số ngành y tế Bình Dương”; triển khai hệ thống đăng ký khám chữa bệnh dựa trên các nền tảng ICT, Ai cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Theo Quyết định 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án Thành phố Thông minh Bình Dương và trong kế hoạch thực hiện Đề án Đề án thành phố Thông minh Bình Dương trong năm 2021, Sở Y tế Bình Dương tiếp tục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm lắp đặt các thiết bị y tế có kết nối IoT phục vụ cấp cứu ngoại viện của Trung tâm điều hành cấp cứu thông minh 115; triển khai thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế phối hợp các sở ban ngành liên quan để triển khai nghiên cứu và thực hiện các đề án sau: (1) Đề án xây dựng khung chính phủ điện tử y tế Bình Dương; (2) Đề án hệ thống y tế cơ sở, hồ sơ sức khỏe điện tử; (3) Đề án tư vấn hệ thống khám chữa bệnh (bệnh viện) thông minh, bệnh án điện tử; (4) Đề án xây dựng hệ thống đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; (5) Đề án hệ thống trục tích hợp y tế.
Từ năm 2022 trở đi, sẽ triển khai thực hiện các hạng mục: Hệ thống hồ sơ sức khỏe, y tế cơ sở (2022-2023); Hệ thống bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử (2022-2025); Hệ thống khám chữa bệnh từ xa (2023-2024); Hệ thống trục tích hợp (2023-2024); Trung tâm điều hành (2024-2025); Hệ thống phòng chống dịch bệnh thông minh (sau năm 2025); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (sau năm 2025).
Ngọc Trang