Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở đất ở Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) trong thời gian qua, nguyên nhân, dự báo và đề xuất giải pháp khắc phục
Đơn vị thực hiện: Viện Thủy công – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Quốc Dũng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2017 đến tháng 02/2018 (07 tháng)
Đơn vị được bàn giao kết quả: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương
Sự cần thiết để thực hiện đề tài:
Cù Lao Rùa, xã Thạnh Hội (TX Tân Uyên, Bình Dương) là khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng dọc sông Đồng Nai. Tình trạng này đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng chục hộ dân, phá vỡ cơ sở hạ tầng, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương. Trong bối cảnh thiếu các nghiên cứu chuyên sâu và định hướng giải pháp cụ thể, việc triển khai đề tài là cần thiết nhằm làm cơ sở khoa học cho việc phòng chống sạt lở hiệu quả, lâu dài.
Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá hiện trạng sạt lở đất tại Cù Lao Rùa thời gian qua.
- Xác định nguyên nhân gây ra sạt lở, phân tích các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.
- Dự báo xu hướng sạt lở trong tương lai (ngắn hạn đến 2025 và dài hạn đến 2050).
- Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình có tính khả thi để phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra.
Kết quả thực hiện đề tài:
- Khảo sát và phân tích hiện trạng: Cù Lao Rùa có 7 điểm sạt lở chính với tổng chiều dài 2,5 km. Đặc biệt, khu vực “cổ rùa” đang bị thu hẹp nghiêm trọng, có nguy cơ bị cắt lìa.
- Xác định nguyên nhân sạt lở: Gồm cả yếu tố tự nhiên (địa chất yếu, dòng chảy mạnh, thủy triều, lòng sông hẹp tại khúc cong) và nhân tạo (vận hành thủy điện Trị An, khai thác cát quá mức, sóng tàu thuyền, xả thải từ kênh Tổng Bản…).
- Ứng dụng mô hình toán hiện đại: Mô phỏng dòng chảy, vận tốc nước, phân bố phù sa bằng MIKE 11, MIKE 21C và GEOSLOPE. Qua đó dự báo các vị trí có nguy cơ cao và đề xuất hành lang an toàn.
- Dự báo diễn biến sạt lở: Kết quả cho thấy khu vực cổ rùa và các vị trí ven bờ sẽ tiếp tục sạt lở nghiêm trọng nếu không có can thiệp, với nguy cơ mất đất và đe dọa tính mạng người dân.
* Phi công trình: Quản lý khai thác cát, kiểm soát giao thông thủy, nâng cao nhận thức cộng đồng.
* Phân lưu dòng chảy: Tái cấu trúc hướng chảy hai nhánh sông nhằm giảm áp lực dòng nước.
* Công trình: Thiết kế kè bê tông cốt thép bảo vệ tại hai điểm trọng yếu (Đoạn 1 và Đoạn 5), cùng quy hoạch hệ thống bảo vệ toàn tuyến.
* Đề xuất lộ trình đầu tư hợp lý theo giai đoạn, tổng hợp chi phí và bản vẽ thiết kế sơ bộ.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Khoa học: Là nghiên cứu đầu tiên ứng dụng đồng bộ các mô hình thủy lực – địa kỹ thuật hiện đại để mô phỏng và dự báo sạt lở tại khu vực này.
Thực tiễn: Cung cấp bằng chứng khoa học cho việc ra quyết định đầu tư phòng chống sạt lở tại địa phương.
Kinh tế - xã hội: Góp phần bảo vệ an toàn dân cư, ổn định sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí khắc phục thiệt hại và giữ gìn văn hóa địa phương.
Chính sách: Là cơ sở xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý bền vững hành lang sông tại khu vực Đồng Nai – Bình Dương.
Kết quả áp dụng thực tế và hiệu của của đề tài:
- Kết quả áp dụng thực tế: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài; năm 2019 UBND tỉnh Bình Dương đã triển khai áp dụng vào thực tế thông qua Dự án Xây dựng kè chống sạt lở cù lao Rùa (vị trí cổ Rùa). Dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 28/03/2019; phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 29/10/2019 và phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công tại Quyết định số 2799/QĐ-UBND ngày 23/09/2020. Dự án đã hoàn thành thi công xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2022.
- Hiệu quả về kinh tế, xã hội của đề tài:
Đề tài mang lại hiệu quả vô hình rất lớn về mặt xã hội mà rất khó để tính toán thông qua vật chất hoặc tiền tệ như:
- Khắc phục được sạt lở, không làm đảo lộn cơ cấu hạ tầng xã hội do không phải di dời, tái định cư cho người dân.
- Bảo vệ khu di tích khảo cổ học cấp Quốc gia.
- Ổn định tâm lý, cuộc sống của người dân trong phạm vi bảo vệ của Dự án.
- Chỉnh trang và tạo cảnh quan cho khu vực, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hiệu quả kinh tế:
- Giảm chi phí phòng tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai.
- Giảm chi phí về vệ sinh môi trường do thiên tai phá hoại môi trường khu vực.
- Tránh được thiệt hại kinh tế do tránh việc bị mất hàng chục hecta đất thổ cư, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng hàng năm do bị sạt lở xuống sông.
- Hiệu quả do áp dụng các giải pháp, kết quả nghiên cứu của đề tài:
Việc áp dụng các giải pháp kết cấu kè hợp lý được đề xuất trong đề tài trên cơ sở các nghiên cứu tổng thể và toàn diện cho cả Cù Lao thay vì chỉ xem xét tính toán cục bộ trong phạm vi xây dựng công trình đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và cảnh quan môi trường; Đặc biệt đối với giải pháp “Kè mềm sinh thái” được áp dụng để xây dựng tuyến kè Đoạn 1 bên nhánh sông chính là giải pháp có chi phí xây dựng thấp, thi công đơn giản, kết cấu bền vững và thân thiện với môi trường.
Hạng mục
|
Chiều dài (m)
|
Suất chi phí xây dựng (tỷ đồng/km)
|
Thành tiền (tỷ đồng)
|
Chênh lệch (tỷ đồng)
|
Ghi chú
|
Phương án xây dựng theo giải pháp đề xuất của Đề tài
|
Phương án thông thường
|
Phương án xây dựng theo giải pháp đề xuất của Đề tài
|
Phương án thông thường
|
Kè Đoạn 1 (Nhánh chính)
|
0,569
|
28,56
|
50,00
|
16,25
|
28,45
|
(12,20)
|
Phương án xây dựng theo giải pháp đề xuất của Đề tài: Kè mái nghiêng "Mềm sinh thái" với kết cấu bao cát vài địa kỹ thuật và thảm cỏ xuyến chi.
|
Phương án thông thường: Kè mái nghiêng bằng tấm lát bê tông cốt thép
|
Kè Đoạn 5 (Nhánh phụ)
|
0,450
|
105,40
|
130,00
|
47,43
|
58,50
|
(11,07)
|
Phương án xây dựng theo giải pháp đề xuất của Đề tài: Kè tường đứng BTCT kết hợp mái nghiêng. Cao trình đỉnh kè +3,5m
|
Phương án thông thường: Kè tường đứng BTCT kết hợp mái nghiêng. Cao trình đỉnh kè +5,0m
|
Hình ảnh minh họa
Hình 1: Sơ đồ các điểm sạt lở nghiêm trọng tại Cù Lao Rùa
Hình 2: So sánh diễn biến đường bờ từ 2008 – 2017
Hình 3: Mô phỏng vận tốc dòng chảy tại đoạn cổ rùa
Hình 4: Giải pháp thiết kế và hình ảnh thực tế “Kè mềm sinh thái” Đoạn 1 – Nhánh sông chính



Hình 5: Giải pháp thiết kế và hình ảnh thực tế Kè Đoạn 5 – Nhánh sông phụ
Mộng Giang