Tên Luận văn - luận án: Thực trạng thừa cân béo phì và kết quả kiểm soát cân nặng ở trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2023-2024
1. Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Thu Hảo
2. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Y tế Thành phố Dĩ An
3. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Đại học Y Dược Cần Thơ
4. Mục tiêu nghiên cứu:
(1) Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 - 5 tuổi ở các trường mẫu giáo tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2023 - 2024. (2) Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, hành vi chưa đúng về thừa cân béo phì của người chăm sóc trẻ 3 - 5 tuổi thừa cân béo phì ở các trường mẫu giáo tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2023. (3) Đánh giá kết quả kiểm soát cân nặng và thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ 3-5 tuổi bị thừa cân béo phì ở các trường mẫu giáo tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 202024.
5. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Tỷ lệ thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu Tổng tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ lần lượt là 9,5% và 3,3% và chỉ có 1,1% trẻ gầy được ghi nhận trong nghiên cứu. Tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng dần theo tuổi, trẻ 3 tuổi có tỷ lệ thừa cân béo phi lần lượt là 5,7%, 1,1%; trẻ 4 tuổi là 11,4%, 4,0%; trẻ 5 tuổi là 29,6%, 22,2%.
Kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ về thừa cân béo phì Tỷ lệ phụ huynh biết nguyên nhân, hậu quả, phòng ngừa thừa cân béo phi chưa đúng chiếm tỷ lệ lần lượt là 30,2%; 37,8% và 33,8%. Kiến thức, thái độ, thực hành chung về thửa cân béo phì chưa đúng chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,6%; 44,0% và 41,3%. Các đặc điểm: mối quan hệ với trẻ, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ được ghi nhận có liên quan với KAP với p <0,001.
Kết quả bước đầu can thiệp đối với trẻ thừa cân béo phì Không có mối liên quan giữa cân nặng trước can thiệp và sau can thiệp. Tuy nhiên có mối liên quan giữa chỉ số CN/CC trước và sau can thiệp, chỉ số CN/CC sau can thiệp có xu hướng giảm. Đây là cũng là kết cục mong muốn của các biện pháp can thiệp nhằm giữ cân nặng chờ chiều cao tăng lên sau thời gia can thiệp, từ đó giảm tình trạng TC-BP của trẻ. Sau can thiệp 6 tháng, có 34 trẻ thừa cân đã trở về bình thường (29,3%), trong khi nhóm đối chứng chỉ có 6 trẻ chiếm 5.2%. Sau can thiệp 6 tháng, phụ huynh có kiến thức đúng tăng 23,01%, thái độ đúng tăng 27,44%, thực hành đúng tăng 48,68%, kiến thức - thái độ - thực hành đúng chung tăng 27,44%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
6. Năm tốt nghiệp: 2024