Tên Luận Văn: Mối tương quan giữa số lượng tế bào T-CD4 với tình trạng nhiễm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS
1. Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thị Phương Thảo
2. Tên cơ quan cử đi học: Trung tâm Y tế thành phố Thuận An
3. Tên Viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu nghiên cứu: để tài nhằm nghiên cứu về “Mối tương quan giữa số lượng tế bào T-CD4 với tình trạng nhiễm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS” với những mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán và quản lý trong việc tiếp nhận, theo dõi, phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh nhiễm trùng cơ hội do tác nhân vì nấm Candida spp trên các nhóm đối tượng có số lượng tế bào T-CD4 khác nhau ở người bệnh HIV/AIDS.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm nấm Candida spp miệng và tỉ lệ một số loại vi nấm Candida spp thường gặp trên người bệnh HIV/AIDS; Xác định mối liên hệ giữa tỉnh trạng nhiễm nấm miệng Candida spp và số lượng tế bào T-CD4.
5. Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Qua quá trình nghiên cứu bệnh nấm miệng do tác nhân Candida spp. trên người bệnh HIV/AIDS đang điều trị tại Khoa kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế Thành phố Thuận An với cỡ mẫu là 52 người bệnh đạt tiêu chuẩn phân tích. Đề tải đưa ra những kết luận như sau:
Tỉ lệ nhiễm nấm Candida spp miệng và tỉ lệ một số loại vi nấm Candida spp thường gặp trên người bệnh HIV/AIDS
- Tỉ lệ nhiễm nấm Candida spp miệng trên người bệnh HIV/AIDS tham gia nghiên cứu là 57,7%. Trong đó bao gồm Candida albicans (50%). Candida glabrata (3,8%), Candida krusei (1,9%) và Candida spp (1,9%).
- Trong số 30 trường hợp ghi nhân nhiễm nấm Candida spp thì tỉ lệ nhiễm Candida albicans chiếm 86,7%, tỉ lệ nhiễm Candida non-albicans chiếm 13,3% với Candida glabrata chiếm tỉ lệ là 6,7%, kế tiếp là Candida krusei chiếm tỉ lệ 3,3%, Candida spp chiếm tỉ lệ 3,3% và không phát hiện Candida tropicalis.
Mối liên hệ giữa tình trạng nhiễm nấm miệng Candida spp và số lượng tế bào T-CD4
Nhóm người bệnh có kết quả xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 <300 (tế bào/mm³): ghi nhận có mối tương quan giữa số lượng tế bào T-CD4 ở với tình trạng nhiễm nấm Candida albicans trên người bệnh HIV/AIDS, có ý nghĩa thống kê (p = 0,029).
Kết quả được diễn giải cụ thể là:
Cách 1: Xác suất nhiễm nấm của nhóm người bệnh HIV/AIDS có số lượng tế bào T-CD4 <300 (tế bào/mm³) là 78,2%.
Cách 2: Odds nhiễm vì nấm Candida albicans trên người bệnh HIV/AIDS ở nhóm người bệnh có số lượng tế bào T-CD4 <300 (tế bào/mm³) cao hơn 3,6 lần so với odds nhiễm nấm Candida albicans ở nhóm người bệnh có số lượng tế bào T-CD4 ≥300 (tế bào/mm³)
Đề tài ghi nhận nhóm người bệnh HIV/AIDS có số lượng tế bào T-CD4 ≥ 300 (tế bào/mm³): không có mối tương quan giữa số lượng tế bào T-CD4 với tình trạng nhiễm nấm Candida albicans hay xác suất nhiễm vi nấm Candida albicans ở nhóm người bệnh có số lượng tế bào T-CD4 2 300 (tế bào/mm³) là ngẫu nhiên.
6. Năm tốt nghiệp: 2025