Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu và hormone sinh sản của dê Bách Thảo, Boer, Saanen và con lai.
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
(Áp dụng cho tất cả loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ)
1.1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu và hormone sinh sản của dê Bách Thảo, Boer, Saanen và con lai.
1.2. Loại hình nhiệm vụ (đánh dấu vào mục phù hợp):
X Đề tài khoa học và công nghệ □ Đề án khoa học
□ Dự án SXTN □ Dự án khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Trường Đại học Thủ Dầu Một
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Thu Hiền
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 08 tháng 08 năm. 2022
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 57.092022/KQNC
Ngày cấp: 08/09/2022 Cơ quan cấp: Trung tâm Thông tin và thống kê Khoa học và công nghệ- Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương.
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: UBND tỉnh Bình Dương
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không)
Kết quả đề tài đã đánh giá được các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu trên các giống dê Bách Thảo, Boer, Saanen và con lai; sự thay đổi các chỉ số hormone estradiol và progesrerone của dê Bách Thảo và Boer ở giai đoạn động dục và mang thai.
Các yếu tố giống, giới tính, tuổi có ảnh hưởng đến các thông số huyết học của các giống dê được nghiên cứu, tuy nhiên tất cả các động vật đều có mức trung bình nằm trong giới hạn bình thường của loài, chứng tỏ chúng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi. Kết quả này là số liệu tham chiếu đáng tin cậy trong việc chẩn đoán sức khỏe định kỳ của đàn dê tại trung tâm và cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh lý máu trên dê nuôi ở Việt Nam.
Các xét nghiệm sinh lý, sinh hoá huyết thanh rất quan trọng cho các mục đích đánh giá sức khỏe, chẩn đoán các bệnh khác nhau trên dê. Dữ liệu thu được trong nghiên cứu này dùng làm giới hạn tham chiếu được sử dụng khi cần lấy dữ liệu liên quan đến những thay đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu do bệnh tật, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc các thông số ảnh hưởng đến sức khỏe khác.
Dê Bách Thảo và dê Boer thể hiện cấu hình progesterone và estradiol tương đương với các giống dê khác. Việc theo dõi động thái hormone giúp quản lý quá trình sinh sản hiệu quả, đồng thời kết quả nghiên cứu này dùng làm tham chiếu đáng tin cậy khi sử dụng các công cụ hỗ trợ sinh sản và các chiến lược dinh dưỡng cải tiến có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sinh sản trên dê.
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Dữ liệu thu được trong nghiên cứu này dùng làm giới hạn tham chiếu được sử dụng khi cần lấy dữ liệu liên quan đến những thay đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu do bệnh tật, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc các thông số ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Việc theo dõi động thái hormone giúp quản lý quá trình sinh sản hiệu quả, đồng thời kết quả nghiên cứu này dùng làm tham chiếu đáng tin cậy khi sử dụng các công cụ hỗ trợ sinh sản và các chiến lược dinh dưỡng cải tiến có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sinh sản trên dê.
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?: (đánh dấu chọn lĩnh vực phù hợp)
□ Khoa học tự nhiên □ Khoa học công nghệ và kỹ thuật
x Khoa học nông nghiệp □ Khoa học y-dược
□ Khoa học xã hội □ Khoa học nhân văn
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới ?:
□ Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN □ Phát triển công nghệ mới
□ Cơ sở để hình thành Đề án KH x Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế
□ Hình thức khác: ………………..
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: 02
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế:
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...)
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có):
- Hướng dẫn 2 đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên, trong đó có 1 đề tài đạt giải nhì cấp trường.
- Hướng dẫn 3 đề tài Báo cáo tốt nghiệp - Cử nhân sinh học ứng dụng, xếp loại Giỏi.