Tên nhiệm vụ: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025
b. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Thủ Dầu Một
c. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Đỗ Thị Ý Nhi và cá nhân tham gia thực hiện:
1. ThS Huỳnh Ngọc Chương
2. CN Nguyễn Thị Thương
d. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quan: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá năng lực thực tế của nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch; Đo lường mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương. Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dương.
đ. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Đây là đề tài cấp trường của Ths. Đỗ Thị Ý Nhi, trường Đại học Thủ Dầu Một thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng, phân tích các năng lực của người lao động du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh Bình Dương đến năm 2025.
Theo báo cáo, du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh trong những năm gần đây. Trong năm 2018 du lịch đóng góp 10% kinh tế toàn cầu, khoảng 7% tổng thương mại quốc tế và 30% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ thế giới. Tại Việt Nam, trong vòng 3 năm (từ 2015 đến 2018), lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần so với kết quả tích lũy suốt 55 năm trước đó, tốc độ tăng trưởng liên tục đạt gần 30%/năm.
Nguồn nhân lực du lịch đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam và những sản phẩm du lịch mang lại giá trị mới. Nhu cầu lao động phục vụ du lịch tại thị trường Việt Nam khoảng 40.000 lao động/năm nhưng khả năng đáp ứng chỉ khoảng 15.000 người/năm và chỉ có 12% lao động được đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Tỉnh Bình Dương nói riêng chưa được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.
Thông qua nghiên cứu, tác giả đã giới thiệu quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, cách thức chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê sẽ dùng hình thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), thống kê suy diễn với kiểm định, phân tích hồi quy tuyến tính.
giới thiệu tổng quan về du lịch và khái quát về thực trạng nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh Bình Dương, tổng hợp kết quả khảo sát của mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, đánh giá sự phù hợp của mô hình và sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến sự sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh Bình Dương.
Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương. Phần này sẽ đưa ra kết luận từ kết quả nghiên cứu, nêu những thành công, hạn chế của nghiên cứu, đồng thời khuyến nghị những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương và và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đề tài đã xác định các tiêu chuẩn đối với nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nhằm góp phần xây dựng du lịch phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Tác giả đã đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực du lịch tại Bình Dương trong thời gian tới.
e. Thời gian thực hiện: 15 tháng
- Thời gian bắt đầu: 01/2018
- Thời gian kết thúc: 4/2019
f. Kinh phí thực hiện: 39.794.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)