Thông tin về kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bình Dương
Đơn vị chủ trì: Viện Môi trường và Tài nguyên (trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Lê Thanh Hải
Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng
A. Thông tin chung về đề tài
1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bình Dương
2. Đơn vị chủ trì: Viện Môi trường và Tài nguyên (trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
3. Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Lê Thanh Hải
4. Thời gian thực hiện đề tài: 18 tháng
5. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 1.120.571.173 đồng (Một tỷ, một trăm hai mươi triệu, năm trăm bảy mươi mốt nghìn, một trăm bảy mươi ba đồng), trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước:1.120.571.173 đồng (Một tỷ, một trăm hai mươi triệu, năm trăm bảy mươi mốt nghìn, một trăm bảy mươi ba đồng);
- Kinh phí từ nguồn khác: 0 đồng (Không đồng).
6. Các thành viên tham gia thực hiện chính đề tài
TT
|
Học hàm, học vị
|
Họ và tên
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Giáo sư, Tiến sỹ
|
Lê Thanh Hải
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
2
|
Tiến sỹ
|
Trần Văn Thanh
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
3
|
Tiến sỹ
|
Đỗ Thị Thu Huyền
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
4
|
Thạc sỹ
|
Phan Văn Công
|
Trung tâm Khuyến Công và Tư Vấn Phát Triển Công Nghiệp tỉnh Bình Dương
|
5
|
Thạc sỹ
|
Phan Thị Khánh Duyên
|
Trung tâm Khuyến Công và Tư Vấn Phát Triển Công Nghiệp tỉnh Bình Dương
|
6
|
Kỹ sư
|
Nguyễn Mộc Đức
|
Công ty Năng Lượng Xanh (Green Power)
|
7
|
Nghiên cứu sinh
|
Nguyễn Thị Phương Thảo
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
8
|
P.Giáo sư, Tiến sỹ
|
Lê Thị Kim Oanh
|
Trường Đại học Văn Lang
|
9
|
Thạc sỹ
|
Lê Quốc Vĩ
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
10
|
Thạc sỹ
|
Trần Thị Hiệu
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
B. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian dự kiến: Tháng 8 năm 2018
Địa điểm: Phòng họp Sở Khoa học và Công nghệ - Tầng 11, Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
C. Nội dung Báo cáo kết quả tự đánh giá đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh
1. Về sản phẩm khoa học:
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Khối lượng
|
Chất lượng
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
Xuất sắc
|
Đạt
|
Không đạt
|
1
|
Báo cáo Khảo sát đánh giá hiện trạng các ngành nghề và đối tượng tại khu vực Bình Dương có liên quan đến đề tài
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Báo cáo nghiên cứu xây dựng đề xuất phương pháp kiểm toán năng lượng lồng ghép với đánh giá tiềm năng Sản xuất sạch hơn cho 4 ngành nghề tại Bình Dương
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Báo cáo đánh giá kết quả áp dụng công cụ kiểm toán và các kiến nghị đề xuất
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
04 Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành cho 04 ngành chế biến thức ăn gia súc, ngành gốm sứ, ngành kim loại, ngành chế biến gỗ của Bình Dương.
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Báo cáo tổng kết và tóm tắt đề tài
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Hội thảo
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Bài báo khoa học
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
8
|
Thạc sỹ
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Đăng ký quyền tác giả: Phần mềm hỗ trợ kiểm toán năng lượng lồng ghép SXSH - Energy efficiency and Cleaner Production Assessment Support Tool (ECPAST)
|
x
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian dự kiến ứng dụng
|
Cơ quan dự kiến ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Công cụ hỗ trợ kiểm toán năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn
|
Sau khi chuyển giao cho đơn vị thụ hưởng
|
Trung Tâm Khuyến Công và Tư Vấn Phát Triển Công Nghiệp tỉnh Bình Dương, Các doanh nghiệp thí điểm thuộc 4 ngành kim loại, gốm sứ, gỗ và thức ăn gia súc
|
|
1.3.Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):
Số TT
|
Tên sản phẩm
|
Thời gian ứng dụng
|
Tên cơ quan ứng dụng
|
Ghi chú
|
1
|
Công cụ hỗ trợ kiểm toán năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn
|
05/2017-08/2017
|
- Nhà máy thép Nam Kim 2, Lô B2.2-B2.3, Đường D3, KCN Đồng An 2, Phường Hòa Phú, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
- Công ty TNHH Chế biến gỗ Hiệp Long, Ấp 1B, Xã An Phú, Thị Xã Thuận An,Tỉnh Bình Dương.
- Công ty TNHH Thức ăn Gia súc Lái Thiêu, 48B Khu Phố Hòa Long, Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
- DNTN Gốm sứ Đại Hồng Phát, Ấp Thạnh Bình, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
|
|
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
- Tính mới đầu tiên mà đề tài đề cập đến là phần mềm kiểm toán nhanh năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng SXSH để áp dụng cho doanh nghiệp. Mặc dù đây chỉ là một phần mềm đơn giản trên nền Excel kết hợp Lingo, nhưng khác biệt của phần mềm này so với các phần mềm đã liệt kê ở phần tổng quan nghiên cứu là phần mềm không chỉ phục vụ cho công tác đánh giá nhanh kiểm toán năng lượng mà phần mềm sẽ dựa trên các thuật toán, mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng năng lượng và tiêu thụ vật chất (nguyên vật liệu, hoá chất) trong sản xuất để đề xuất ra các định hướng đánh giá được tiềm năng tiết kiệm vật chất hoặc giảm thiểu chất thải, tức là các tiềm năng SXSH mà chủ đề của đề tài yêu cầu.
- Tính mới tiếp theo của đề tài là dựa vào đặc thù của 4 ngành công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng (CB thức ăn gia súc, gỗ, kim loại và gốm sứ). Các tài liệu về kiểm toán (năng lượng, vật chất) của các ngành này tại Bình Dương còn ít (theo nguồn của Sở Công Thương Bình Dương). Ngoài ra cũng chưa có một phần mềm nào được ghi nhận có liên quan đến đánh giá nhanh kiểm toán năng lượng áp dụng cho 4 ngành cụ thể này (cả trong và ngoài nước). Đây là đóng góp quan trọng của đề tài mà nhóm thực hiện đạt được.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
3.1. Hiệu quả kinh tế
Ø Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm đề tài: Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất là tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải, giảm chi phí tiêu hao trong quá trình sản xuất; cùng với chủ trương của chính quyền địa phương là nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm cho ngành chế biến thức ăn gia súc, ngành gốm sứ, ngành kim loại, sản xuất gỗ. Đề tài này được thực hiện nhằm đưa công cụ để hỗ trợ trong TKNL và SXSH góp phần đưa khái niệm sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng đến gần hơn với doanh nghiệp, lợi ích thu được là giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành và đưa sản phẩm của ngành ra thị trường thế giới.
Ø Tác động của kết quả đề tài đến kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng: Kết quả của đề tài mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp tham gia. Nhân tố chuyên gia địa phương, các hướng dẫn chuyên ngành và các dữ liệu là cơ sở khoa học cho triển khai rộng rãi và bền vững sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng tại địa phương. Chương trình truyền thông là minh chứng cụ thể cho các doanh nghiệp trên địa bàn mạnh dạn áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
3.2. Hiệu quả xã hội
vĐối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
· Chủ đề nghiên cứu về phương pháp luận lồng ghép SXSH-TKNL hiện nay chưa được thực hiện nhiều tại Bình Dương Việt Nam. Đề tài NCKH này đã đóng góp giá trị khoa học góp phần vào các nghiên cứu liên quan đến tính ưu việt, nhanh, chi phí thấp,... khi lồng ghép 2 hoạt động này với nhau – xu hướng nghiên cứu đang là chủ đề thu hút sự quan tâm trong nước những năm gần đây.
· Bên cạnh đó đề tài cũng đã đóng góp vào việc hình thành phương pháp luận và thực tiễn về SXSH-TKNL cho các loại ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau mà Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành công nghiệp cũng như Chính quyền địa phương các tỉnh/thành trên toàn quốc đang thực hiện nhiều dự án, nghiên cứu có liên quan.
· Cũng như vậy, đề tài đã đóng góp vào việc cung cấp kiến thức thực tiễn và cơ sở khoa học cho việc hình thành các phương pháp quản lý, ngăn ngừa và xử lý triệt để chất thải ở qui mô doanh nghiệp để hướng đến đề xuất các mô hình doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp bềnm vững như chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta trong những năm qua.
vĐối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
· Đề tài này đã hỗ trợ 04 Thạc sỹ hoàn thành một cách tốt đẹp và hiệu quả nhất.
· Đề tài cũng sẽ góp phần rất lớn đối với Viện Môi trường và Tài nguyên nói chung và bản thân tác giả chủ trì và nhóm thực hiện đề tài này nói riêng trong việc duy trì và phát triển định hướng nghiên cứu đã phát triển trong vòng vài năm trở lại đây (các công nghệ và hệ thống sinh thái bền vững trong sản xuất công nghiệp). Đây sẽ là cơ hội tốt cho những người thực hiện tiếp tục hình thành các định hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc đề xuất các mô hình sinh thái, mô hình ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ cho phát triển ở khu vực sản xuất CN,...
· Bài báo khoa học được công bố tại tạp chí khoa học trong nước giúp làm tăng uy tín khoa học cho bản thân các tác giả thực hiện (cả các học viên CH, NCS) và cơ quan của họ.
· Và các tác động đến các cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu (các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành ở các địa phương): cung cấp kiến thức, giải pháp thực tiễn để giúp họ triển khai, nhân rộng các mô hình góp phần phục vụ cho các mục đích của họ trong việc quản lý tài nguyên và môi trường, duy trì sản xuất bền vững,...
III. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về tiến độ thực hiện: (đánh dấu Ö vào ô tương ứng):