Tín ngưỡng của người Việt ở Bình Dương trong tiến trình đô thị hóa
Nhóm tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát và phân tích đậm nét bức trang tín ngưỡng dân gian ở Bình Dương với những ưu điểm và khuyết điểm; các tập quán; điều kiêng kỵ…bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề ra biện pháp cần thiết lưu ý đến tính đồng bộ trong việc thực hiện các quy chế về hoạt động tín ngưỡng; cần phân định chức năng quản lý đối với từng ngành cụ thể và cuối cùng là việc đào tạo cán bộ, nâng cao tầm hiểu biết cho ban quản trị về nghiệp vụ, về chính sách của Đảng, về trình độ hiểu biết và bản chất nhân văn của tín ngưỡng dân gian, về tính hàng đầu của công tác vận động quần chúng vẫn là công việc thường xuyên và lâu dài.
a/ Tên nhiệm vụ: Tín ngưỡng của người Việt ở Bình Dương trong tiến trình đô thị hóa
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Quang Hà
- và những người tham gia chính:
d/ Mục tiêu của nhiệm vụ:
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Đặt vấn đề
Tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội, là nhu cầu về đời sống tâm linh của con người. Cùng với tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã thấm đượm, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhiều người. Tín ngưỡng không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức nhân văn mà còn thể hiện quan niệm của con người về thế giới. Không những thế, tín ngưỡng còn có ảnh hưởng quan trọng đến các lĩnh vực chính trị, xã hội và góp phần giữ gìn đạo đức, truyền thống văn hóa, ổn định xã hội.
Tín ngưỡng đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nó là một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hội nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức xã hội.
Do đó, việc nghiên cứu về tín ngưỡng sẽ tái hiện được bản sắc văn hóa của người Việt ở Bình Dương trong suốt chiều dài lịch sử, đặc trưng lối sống, phẩm chất của người Việt ở Bình Dương cũng được tìm hiểu và mô tả thông qua các lát cắt về thời gian. Hơn thế nữa, trong điều kiện đô thị hóa, giao lưu và hội nhập ở Bình Dương hiện nay, sự giao thoa văn hóa là tất yếu, điều này sẽ gây những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với đời sống xã hội.
Kết quả thực hiện
Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ
Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, vùng đất Đông Nam bộ nói chung (vùng đất Bình Dương ngày nay) chính là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc Chơro, Châu Mạ… Tuy nhiên, do dân số ít, trình độ tổ chức xã hội và kỹ thuật sản xuất còn thấp kém, nên vùng đất này vẫn còn là vùng đất hoang hóa chưa được khai thác.
Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, các cuộc nội chiến diễn ra liên tiếp giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc; Trịnh - Nguyễn. Cùng với việc bắt phu, bắt lính, chính quyền phong kiến còn ra sức vơ vét vật lực, tài lực của nhân dân để đổ vào cuộc nội chiến tàn khốc, vừa để thỏa mãn lối sông xa hoa, quý tộc của chúng… trong tình hình đói kém, không lối thoát đó, một bộ phận dân nghèo người Việt đã ròi bỏ quê hương tiến về phương Nam đối mặt với gian truân, rừng sâu để tìm lối sống…
Cùng với quá trình di cư của người Việt là quá trình hình thành nền nông nghiệp lúa nước, hệ thống vườn cây ăn trái và nghề chăn nuôi. Do vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cư dân người Việt tại Bình Dương xưa ngày một được mở rộng không ngừng, đặc biệt cùng với nó là việc tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư người Việt ở vùng đất mới.
Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Năm 1862, vùng đất Bình Dương rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Sau khi đất nước chia cắt, thiết lập xong bộ máy chính trị, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Trên cơ sở đó, hệ thống đồn điền cao su ra đời, lúc này có 04 công ty lớn nhất của Pháp ở Việt Nam, có 03 công ty có mặt ở Thủ dầu Một,… trong suốt thời thuộc Pháp, người Việt ở Thủ Dầu Một lần lượt mở rộng địa bàn cư trú ra khắp tỉnh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất đai nông nghiệp hầu như bị hoang hóa vì bom đạn, chất độc hóa học, hàng chục ngàn gia đình nông dân không có ruộng đất… khi chuyển sang giai đoạn mới, Đảng bộ cùng nhân dân địa phương phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách gay gắt, trong đó có việc phân bố lại địa bàn dân cư và sắp xếp lại lực lượng lao động, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Từ khi tách tỉnh, Bình Dương là một trong những tỉnh có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện về kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển các khu công nghiệp. Do đó, nguồn lao động di cư đổ về Bình Dương ngày một lớn. Bên cạnh đó, phần đông các tỉnh Nam bộ, cùng với những tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo, các lễ hội văn hóa truyền thống cũng được cư dân Bình Dương quan tâm. Cụ thể, các lễ hội đình, lễ hội miếu, lễ hội võ, lễ hội tổ nghề, lễ hội chùa phật…
Hiện trạng tín ngưỡng của người Việt ở Bình Dương
Theo quan niệm của người Việt, giới tự nhiên đã sinh ra con người, hay nói cách khác, con người đã được sinh ta từ tự nhiên, được tự nhiên nuôi dưỡng và che chở bằng nguồn của cải vô tận của mình: Cây cối trên mặt đất, động vật trong rừng… Vì vậy, giới tự nhiên có thể được ví như người mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng và che chở cho con người. Người Việt đến với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên với mong muốn được tự nhiên che chở, bao bọc và phù hộ cho họ gặp được nhiều điều may mắn, giúp họ hiện thực hóa được những mong ước của mình trong cuộc sống.
Tín ngưỡng tại Bình Dương bên cạnh những mặt tích cực, luôn hướng con người đến lối sống lành mạnh, lương thiện thì còn nảy sinh những biểu hiện tiêu cực như mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu… Chính những điều đó đã làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và xã hội. Để tìm hiểu thực trạng và tìm ra giải pháp khắc phục hiện tượng này thực sự cần thiết cho việc ổn định, phát triển xã hội của tỉnh Bình Dương.
Họ luôn coi tự nhiên là thần linh, là chỗ dựa tinh thần, người Việt mong muốn cuộc sống của cá nhân, của gia đình, cộng đồng và cả đất nước được tốt đẹp, yên ổn hơn. Thông qua quan niệm việc coi tự nhiên hay các hiện tượng, yếu tố cấu thành tự nhiên là thần thánh, là mẹ, mẫu, sự tôn thờ, yêu quý tự nhiên đã nói lên thế ứng xử thân thiện, tôn trọng của người Việt đối với tự nhiên. Tuy nhiên, do đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước mới ở trình độ sơ khai nên bên cạnh tâm lý tôn kính, còn có cảm giác lo sợ đối với tự nhiên hay các vị thần linh thông qua hệ thống tín ngưỡng tôn giáo…
Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả, đa số những người tham gia khảo sát đều cho rằng, tín ngường sùng bái tự nhiên được hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Sự bất lực của con người trước thiên nhiên, ước mơ chinh phục, làm chủ tự nhiên, do sự phân hóa xã hội và sự bất lực của con người trước thiên nhiên…
Theo đó, đa số người Việt ở Bình Dương đều tin rằng, thiên nhiên có linh hồn nên có thể nghe được những lời cầu khấn và đáp ứng được nguyện vọng của họ qua những lời cầu khấn đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 18% người dân hoàn toàn tin rằng, những vật thờ trong tự nhiên sẽ nghe thấy và thấu hiểu những lời giã bày, tâm sự, nhu cầu, nguyện vọng của họ khi được bộc lộ trước không gian thiêng; có 24,6% tin vào sự phù hộ của thiên nhiên khi thờ cúng…
Kết luận
Nhóm tác giả thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát và phân tích đậm nét bức trang tín ngưỡng dân gian ở Bình Dương với những ưu điểm và khuyết điểm; các tập quán; điều kiêng kỵ…bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề ra biện pháp cần thiết lưu ý đến tính đồng bộ trong việc thực hiện các quy chế về hoạt động tín ngưỡng; cần phân định chức năng quản lý đối với từng ngành cụ thể và cuối cùng là việc đào tạo cán bộ, nâng cao tầm hiểu biết cho ban quản trị về nghiệp vụ, về chính sách của Đảng, về trình độ hiểu biết và bản chất nhân văn của tín ngưỡng dân gian, về tính hàng đầu của công tác vận động quần chúng vẫn là công việc thường xuyên và lâu dài.
Thanh Thanh