Ứng dụng công nghệ nano trong y học
Hiện nay, con người đã chế tạo ra hạt nano có đặc tính sinh học và có tác động lên con người y hệt như kháng thể, tức là chúng có thể lập trình để truy diệt tế bào ung thư. Các chất liệu từ công nghệ nano có thể hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh tật hay khảo sát cơ thể, bằng cách gắn những chuỗi DNA vào những hạt nano có khả năng cảm thụ đặc tính sinh học của tế bào và gửi tín hiệu ra bên ngoài.
Trong vòng 20 năm qua, công nghệ nano luôn là ngành khoa học mũi nhọn. Mỗi năm có hàng ngàn phát minh được công nhận dựa trên công nghệ này. Trên thế giới, nhiều chính phủ nhận ra kỹ thuật nano sinh học sẽ là động cơ chính phát triển công nghệ y học. Tại Mỹ, năm 2005, Chính phủ chi 3,5 tỷ USD cho chương trình có tên Sáng kiến nano, trong đó gần 1 tỷ USD được dành cho sinh học nano. Ở Việt Nam, hiện nay các nhà khoa học đã chế tạo được hạt nano từ tính bằng các phương pháp hóa, cơ học... và tập trung vào định hướng y sinh học trong việc phân tách tế bào, dẫn thuốc, nung nóng cục bộ...
Khoảng 20 năm trước, công nghệ nano chỉ ứng dụng trong quang học, điện học, quang - điện tử. Ứng dụng công nghệ nano, ngành y dược cũng chỉ đạt được ở mức độ cải tiến nhiều thiết bị cận lâm sàng. Nhưng kể từ khi các nhà khoa học gắn được hạt nano vào phân tử sinh học thì công nghệ nano-sinh học có những bước phát triển vượt bậc… Hiện nay, công nghệ nano đã hỗ trợ trong điều trị ung thư, điều trị tổ thương tim, điều trị lối loạn cương, chống siêu vi khuẩn…
Trong phẫu thuật thẩm mỹ, đang hình thành ngành Cosmetic Nano Surgery (tạm dịch Nano phẫu thuật thẩm mỹ). Các ứng dụng công nghệ nano đang phát triển trong vi phẫu thuật thẩm mỹ để bóc mỡ thừa, căng da, xóa nếp nhăn, đổi màu tóc... Các loại kem bôi da chứa hạt nano giúp thay đổi màu da hay ngăn chặn tia tử ngoại dễ gây ung thư da.
Mới đây nhất, các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ đã nghiên cứu được ứng dụng mới của công nghệ nano trong việc sử dụng các cơ quan được kết đông một cách an toàn. Sự phát triển này giúp cho các cơ quan hiến tặng có sẵn cho hầu hết những ai cần đến chúng trong tương lai. Số lượng những cơ quan hiến tặng có thể được cấy ghép vào bệnh nhân và tăng lên rất nhiều nếu có cách kết đông và làm ấm các cơ quan mà không làm hỏng những tế bào trong đó. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tạo ra các hạt nano có lớp phủ silic oxit bao gồm oxit sắt. Khi họ đưa từ trường vào mô đông lạnh kết hợp với hạt nano, hạt nano tạo ra nhiệt nhanh chóng và đồng đều. Các mẫu mô được làm ấm với tốc độ lên đến hơn 260 độ Fahrenheit (130 độ Celsius) mỗi phút, nhanh gấp 10 đến 100 lần so với các phương pháp trước đây.
Sau đó, họ đã thử nghiệm phương pháp này trên tế bào da người đông lạnh, phân đoạn van tim lợn và các phần của động mạch lợn. Không có mô nào có dấu hiệu bị tổn thương từ quá trình làm ấm và chúng giữ được các đặc tính vật lý chính như tính đàn hồi. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu có thể rửa sạch các hạt nano khỏi mẫu sau khi tan băng. Theo Organ Preservation Alliance, chỉ một nửa số trái tim và phổi bị bỏ đi đã được cấy ghép thành công, thì những người chờ đợi những nội tạng này sẽ được giảm bớt trong 2-3 năm tới.
Hoàng Trang (Nguồn: Internet)