Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong sản xuất nông nghiệp: Khó khăn và thử thách
Theo thông tin từ Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ), việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong việc chọn, tạo giống cây trồng đang có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.
Hiện tại, việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp mới được triển khai trong 04 lĩnh vực, bao gồm: Chọn tạo giống cây trồng; nông hóa, thổ nhưỡng; bảo vệ thực vật; bảo quản và chế biến. Trong đó, chọn tạo giống đột biến đã có bước tiến đáng kể bằng việc tạo ra và đưa vào sản xuất 61 giống tính đến năm 2015, bao gồm 41 giống lúa, 09 giống đậu nành và một số giống hoa, bắp, táo, đậu phộng…
Trong lĩnh vực nông hóa thổ những, đã có một số nghiên cứu bước đầu về xói mòn đất canh tác nhằm giúp việc xây dựng các giải pháp khắc phục, quản lý và chống thoái hóa đất. đối với, lĩnh vực bảo vệ thực vật, với sự hỗ trợ của IAEA, kỹ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT), nhóm nghiên cứu tại Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đang triển khai nghiên cứu quản lý ruồi hại quả thanh long diện rộng, nhằm nâng cao chất lượng quả, tạo điều kiện xuất khẩu quả thanh long Việt Nam vào thị trường thế giới…
Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay yêu cầu nông sản nếu muốn vào thị trường của họ, bắt buộc phải chiếu xạ. Ví dụ, nếu không chiếu xạ, thanh long hay vải thiều Việt Nam không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Không chỉ riêng với hoa quả, phương pháp này còn rất tốt đối với các mặt hàng hải sản. Chiếu xạ giúp tiệt trùng, tiêu diệt các mầm bệnh, nấm mốc, vi khuẩn, giúp tăng thời gian bảo quản nông sản.
Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên sâu về nghiên cứu - triển khai kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp còn thiếu. Việc đầu tư phòng thí nghiệm với các trang thiết bị máy móc chuyên dụng, hiện đại đang là nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, chúng ta cần nhanh chóng phát triển công nghệ chiếu xạ thực phẩm nhằm phục vụ việc xử lý, chế biến, bảo quản và xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào các thị trường lớn có các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản… (http://nangluongsachvietnam.vn)
Do đó, bên cạnh; kỹ thuật tiệt sinh côn trùng; cần mở rộng thị trường xuất khẩu từ đó tạo lực kéo cho sản xuất trong nước, qua đó, tạo điều kiện mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ chiếu xạ và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong trồng trọt và xử lý sau thu hoạch.
Minh Thanh (tổng hợp)