Vận dụng - phát huy giá trị nghệ thuật tạo hình điêu khắc cổ Việt Nam trong sáng tác điêu khắc hiện đại
Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra một cách nhanh chóng, bên cạnh sự giao lưu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự giao lưu văn hóa nghệ thuật cũng diễn ra hết sức sôi nổi. Do đó nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc luôn có thể xảy ra trước sự du nhập quá nhiều trào lưu, xu hướng nghệ thuật thế giới (cả tích cực lẫn tiêu cực) vào nước ta. Vì vậy, việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xã hội hiện đại đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
Giá trị nhân văn của nghệ thuật tạo hình điêu khắc cổ Việt Nam không chối cãi được là chỗ phản ánh trung thực sắc thái tinh thần của đời sống được thể hiện qua các thời kỳ, triều đại, đã thể hiện những nhu cầu sống, những khát vọng, ước mơ về một cuộc sống no đủ, lạc thú, hạnh phúc và thanh bình của những người nông dân chất phác mộc mạc, yêu đời
Rồng thời Trần
(Cánh cửa chùa Phổ Minh)
Điêu khắc cổ Việt Nam có thể đem lại cho hậu thế những thông điệp có giá trị. Những tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam thể hiện yếu tố thẩm mỹ và tâm linh; thông điệp có giá trị giáo dục con người biết sống và chân trọng cái đẹp: chân - thiện - mỹ; các nhà điêu khắc thế hệ sau học tập và tiếp biến, mang đậm tính dân tộc và hiện đại.
Trong quá trình giao lưu tiếp biến, các tác phẩm điêu khắc Việt Nam ở mọi thời đại vẫn giữ được những âm sắc riêng của dân tộc mang vóc dáng, tâm hồn con người Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Với sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, các ngành các cấp, sự nỗ lực của bản thân mỗi nhà điêu khắc hoà nhập chung vào dòng nghệ thuật hiện đại của khu vực, của thế giới.
Giá trị nghệ thuật tạo hình điêu khắc cổ Việt Nam có một giá trị tinh thần vô cùng quan trọng, giúp cho sự kết nối ý thức tư duy sáng tạo của các họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam thế hệ sau tiếp nối. Khẳng định được tính kế thừa, vị trí xứng đáng trong chiều dài lịch sử mỹ thuật của Việt Nam. Muốn làm cho tác phẩm nói được ý tưởng của tác giả, chứa đậm tình quê hương, đất nước, con người, thì người nghệ sĩ phải luôn học tập và nghiên cứu những bài học kinh nghiện trong quá khứ và hiện tại. Ở mọi thời đại vẫn giữ được bản sắc truyền thống riêng của dân tộc mang vóc dáng, tâm hồn con người Việt Nam.
Luận văn đã hệ thống và đánh giá những giá trị nghệ thuật các yếu tố điêu khắc cổ biểu hiện trên các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại ở Việt Nam. Khẳng định những giá trị mỹ thuật của nghệ thuật tạo hình điêu khắc cổ Việt Nam, thông qua đó góp phần luận giải nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa nghệ thuật của dân tộc trong xu hướng toàn cầu hóa.
Xem toàn văn tại: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Bình Dương