Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học Thủ Dầu Một
Đề tài khoa học và công nghệ
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
Áp dụng cho tất cả loại hình nhiệm vụ khoa học và công nghệ)
1.1. 1.1. Tên nhiệm vụ: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học Thủ Dầu Một
1.2. Loại hình nhiệm vụ: Đề tài khoa học và công nghệ
1.3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ/Tổ chức được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả: Trường Đại học Thủ Dầu Một
1.4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Đỗ Thị Ý Nhi
1.5. Ngày được nghiệm thu, đánh giá chính thức: ngày 08 tháng 11 năm 2017
1.6. Giấy đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 95.042018
Ngày cấp: 04/4/2018 Cơ quan cấp: Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học & Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương
1.7. Bộ/Ngành/UBND tỉnh chủ quản của tổ chức chủ trì nhiệm vụ: UBND tỉnh Bình Dương
1.8. Mô tả nội dung ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(Mô tả ngắn gọn những ứng dụng của kết quả của nhiệm vụ: đã ứng dụng như thế nào; ứng dụng vào lĩnh vực, hoạt động gì; có chuyển giao công nghệ không)
Kết quả nghiên cứu đã cho mô hình phản ánh sự ảnh hướng của các nhân tố đến qúa trình NCKH của sinh viên nhân tố môi trường nghiên cứu (MTNC) và giảng viên hướng dẫn (GVHD) sẽ ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là đề tài nghiên cứu (ĐTDNC) và sau cùng là lợi ích nghiên cứu (LINC) và phần thưởng hấp dẫn (PTHD). Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy qua trình sinh hoạt học thuật, NCKH của sinh viên trường Thủ Dầu Một mở rộng hơn nữa về số lượng và chất lượng nghiên cứu.
Tháng 12/2018, nhóm tác giả đối sánh các giải pháp được đề xuất với thực tế kết quả NCKH của sinh viên tại trường đại học Thủ Dầu Một như sau:
(1) Nhóm giải pháp về môi trường NCKH.
- Cải tiến chương trình đào tạo theo định hướng tích hợp kế hoạch học tập và quá trình NCKH của sinh viên: Trường đã thực hiện xây dựng và phát triển chương trình đào tạo gắn liền với thực hành, thực tập và nghiên cứu từ năm thứ nhất
- Nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động hội thảo đến sinh viên: Nhà trường đã mở rộng các cuộc hội thảo và trưng bày các sản phẩm NCKH cho toàn thể sinh viên tại Trường. Đồng thời, Nhà trường cũng đã ký kết với các Hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước đáp ứng quá trình đào tạo, nghiên cứu cho sinh viên.
- Tăng cường công tác truyền thông và thu hút sinh viên đọc sách: Nhà trường mở rộng và nâng cao công tác cố vấn học tập theo từng chuyên ngành cụ thể; Thư viện nhà trường đã mở rộng về cơ sở vật chất và số lượng đầu sách phục vụ cho sinh viên học tập và NCKH.
(2) Giải pháp về lợi ích nghiên cứu
- Phát triển chính sách khuyến khích sinh viên NCKH: Chính sách sinh viên đăng bài viết tại tạp chí TDMU và có cộng điểm đối với những công trình thực hiện bảo vệ Khoá luận / Đồ án tốt nghiệp.
- Triển khai hoạt động NCKH và ngày sinh hoạt đầu năm cho từng đối tượng sinh viên tại trường.
(3) Giải pháp về phần thưởng nghiên cứu
Ngoài những phần thưởng về vật chất, nhà trường đã phát triển những phần thưởng về tinh thần như sau: Công bố tóm tắt kết quả NCKH cho toàn thể sinh viên; khen thưởng tại buổi chào cở của Nhà trường,…
(4) Giải pháp về giảng viên hướng dẫn
- Nhằm phát triển số lượng và chất lượng nghiên cứu đối với giảng viên, Nhà trường đã triển khai các hội thảo cấp trường, cấp quốc gia và cấp quốc tế theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Nhà trường khuyến khích giảng viên hướng dẫn phối hợp với sinh viên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
(5) Giải pháp về đề tài NCKH
- Nhà trường đã nâng cao số lượng tổ chức các chuyên đề / hội thảo / thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp đáp ứng cho sinh viên quan sát, phân tích và lựa chọn các chủ đề nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của mình và đáp ứng tính khả thi cao
1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
II. PHẦN THÔNG TIN THEO LOẠI HÌNH NHIỆM VỤ
(Lựa chọn nội dung của phần thứ hai tùy theo loại hình nhiệm vụ)
Áp dụng đối với Đề tài khoa học và công nghệ
2.1. Kết quả của đề tài được ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nào?:
2.2. Kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có được sử dụng để giải quyết vấn đề thực tế, là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu hoặc những vấn đề mới?: Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế
2.3. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
2.3.1. Số lượng công bố trong nước: 01
2.3.2. Số lượng công bố quốc tế:
2.4. Từ ứng dụng kết quả của đề tài, có hình thành yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp không? (đơn yêu cầu bảo hộ; bằng bảo hộ được cấp,...):Không
2.5. Việc ứng dụng kết quả của đề tài khoa học và công nghệ có góp phần vào đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ không? (cho biết số Tiến sỹ, Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn của mình, nếu có): không có