Thực hiện chủ trường, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nông dân huyện Dầu Tiếng đã khác phục khó khăn, nổ lực học tập trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến... đã vươn lên phát triển kinh tế gia đình, ngày càng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Thực hiện chủ trường, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nông dân huyện Dầu Tiếng đã khác phục khó khăn, nổ lực học tập trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến... đã vươn lên phát triển kinh tế gia đình, ngày càng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Huyện Dầu Tiếng có đất đai khá phì nhiêu, ít bị lũ lụt, ngập úng, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây ăn quả. Nắm bắt lợi thế đó, Dầu Tiếng đã có chủ trương phát trển các xã này thành vùng chuyên canh cây ăn quả, trong đó có măng cụt, nhằm phát triển du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn, tạo thương hiệu sản phẩm vùng, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương.
Cây măng cụt được trồng ở Dầu Tiếng trong những năm gần đây, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên măng cụt cho năng suất và chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm thông qua các hội chợ triển lãm, hội thi trong tỉnh, khu vực Đông Nam bộ. Các giải thưởng đã đánh dấu thành quả lao động và sự học hỏi không ngừng của người trồng cây măng cụt ở huyện Dầu Tiếng.
Thực tế, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu tập thể các loại trái cây khá phổ biến, nhưng chủ sở hữu chưa mạnh dạn hoặc chưa có biện pháp đấu tranh cụ thể để bảo vệ quyền lợi của tập thể đối với hành vi xâm phạm quyền. Vì vậy, để tăng cường hoạt động của chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, tổ chức tốt hoạt động sở hữu công nghiệp ở địa hương thì việc xây dựng thương hiệu cho măng cụt Dầu Tiếng là rất cần thiết.
Dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể măng cụt huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương” được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Dương triển khai với mục tiêu xây dựng thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể măng cụt Dầu Tiếng cho người dân trồng măng cụt nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, đảm bảo việc xúc tiến thương mại góp phần nâng cao giá trị kinh tế xã hội, văn hóa của địa phương, bảo tồn giống măng cụt ngon, truyền thống của địa phương. Tạo quy trình canh tác chuẩn cho việc trồng và sản xuất các sản phẩm từ trái măng cụt với thương hiệu măng cụt Dầu Tiếng, có chất lượng, tiêu chuẩn đóng gói đặc trưng.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập các tài liệu, đề tài khoa học và nghiên cứu về sản phẩm măng cụt: danh tiếng sản phẩm, đặc điểm mô tả, thương mại hóa sản phẩm. Khảo sát hiện trạng vùng sản xuất, thị trường tiêu thụ từ đó đánh giá năng lực, khả năng sản xuất, tiêu thụ cho thương hiệu măng cụt; khảo sát và lập bản đồ vùng quy hoạch sản xuất măng cụt để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển NHTT Măng cụt Dầu Tiếng.
- Xác định tổ chức đứng tên NHTT - là chủ sở hữu NHTT - là đơn vị có quyền quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo Quy chế sử dụng NHTT, bao gồm: cấp phép sử dụng, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu để đảm bảo uy tín của sản phẩm; đình chỉ việc sử dụng NHTT.
- Xác định mẫu nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ. Tổ chức đưa ra ý tưởng thiết mẫu NHTT: Tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết; Tên địa danh, biểu tượng của địa danh; Ý nghĩa nhãn hiệu đối với sản phẩm của địa phương; Thành lập hội đồng đánh giá, chấm điểm thống nhất, góp ý và lựa chọn sử dụng chung cho tổ chức cá nhân được trao quyền; Hoàn thiện mẫu nhãn hiệu để tiến hành xây dựng hồ sơ đăng ký NHTT.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm dự kiến mang NHTT; Phối hợp với chủ sở hữu, các cơ quan liên quan, cơ quan chuyên môn soạn thảo quy chế; Tổ chức các hội thảo góp ý ở địa phương và các chuyên gia về việc xác định nội dung, cơ chế kiểm soát về NHTT…
Bảng Tiêu chuẩn sản phẩm Quả được cấp tem nhãn Măng cụt Dầu Tiếng
TT
|
Chỉ tiêu
|
Định mức
|
1
|
Trọng lượng trung bình 1 kg
|
Từ 10-16 trái
|
2
|
Hình dáng bên ngoài
|
Da láng, không sần sùi, không nứt,
không chảy mủ
|
3
|
Màu sắc trái
|
Đỏ đen/đỏ nhạt
|
Bảng Tiêu chuẩn sản phẩm Cây giống Măng cụt Dầu Tiếng (Bầu Ươm)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Định mức
|
1
|
Quy cách bầu ươm
|
Ươm băng bầu nilon đen có lỗ thoát nước
|
2
|
Gốc và bộ rễ của cây
|
Gốc thẳng, không bị tổn thương, bộ rễ phát triển tốt
|
3
|
Thân lá
|
Thân thẳng vững chắc, có từ 10 cặp lá
trưởng thành trở lên
|
4
|
Tuổi xuất vườn
|
Từ 2 năm sau khi gieo hạt và chiều cao từ
giá thể đến đỉnh chồi từ 60 cm trở lên
|
- Tổ chức phổ biến, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân liên quan quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể.
- Xây dựng mô hình 3 nhà: nhà quản lý, nhà vườn, nhà khai thác:
- Xây dựng hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá và khai thác giá trị NHTT: Hệ thống tem nhãn sản phẩm và các tài liệu giới thiệu sản phẩm được thiết kế với các nội dung theo yêu cầu của chủ sở hữu. Nội dung tài liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, đặc trưng của sản phẩm nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo công chúng; Triển khai một số chương trình hoạt động quảng bá NHTT tại các hội chợ triển lãm, xây dựng một số chuyên mục: Phóng sự, tình huống thương hiệu, tọa đàm … trên đài phát thanh truyền hình Bình Dương, thiết kế vào website Sở KHCN để giới thiệu và xúc tiến thương mại cho sản phẩm, các tin bài trên báo địa phương, trung ương
Triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý và khai thác NHTT: Dự án đã tổ chức in tem và hỗ trợ cho chủ sở hữu số tem nhãn là 100.000 cái. Ban quản lý nhãn hiệu tập thể đã tổ chức họp, cấp cho các cá nhân sử dụng theo đúng quy định đáp ứng được điều kiện sử dụng
Trên cơ sở triển khai thí điểm mô hình quản lý nhãn hiệu, đơn vị thực hiện dự án kết hợp với các cơ quan phối hợp thực hiện dự án, các cơ quan liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc triển khai mô hình
Dự án được triển khai từ năm 2016, đến ngày 17/6/2019, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu măng cụt Dầu Tiếng tại Quyết định số 47585/QĐ-SHTT. Dự án đã tổ chức in tem và hỗ trợ cho chủ sở hữu số tem nhãn là 100.000 tem. Ban quản lý nhãn hiệu tập thể đã tổ chức họp, cấp cho các cá nhân sử dụng theo đúng quy định đáp ứng được điều kiện sử dụng.
Hiệu ứng từ nhãn hiệu tập thể Măng cụt Dầu Tiếng làm cho các vùng sản xuất tập trung học tập, họ đang tập hợp các nhà sản xuất trong vùng cùng có chung loại sản phẩm để xây dựng nhãn hiệu tập thể, qua sự tập hợp đó số lượng sản phẩm có cùng chất lượng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường hiện nay. Bảo vệ vườn trái cây truyền thống của địa phương là cơ sở vững chắc cho việc phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch vùng Dầu Tiếng. Bên cạnh đó nông dân vườn trồng măng cụt từng bước ý thức việc tuân thủ theo quy trình canh tác vừa đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng, vừa bảo vệ môi trường. Với quy trình canh tác ưu tiên sử dụng phân hữu cơ giúp hệ sinh thái cân bằng, đất tơi xốp hạn chế hiện tượng chai đất, đất bị thoái hóa.
Việc xây dựng thương hiệu trái măng cụt của huyện Dầu Tiếng là rất cần thiết. Việc có được giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm Măng cụt sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ uy tín của nhà sản xuất; giúp họ an tâm hơn trong sản xuất và tiêu thụ, đồng thời các ngành chức năng có điều kiện để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để chọn lọc giống thích nghi, cải tạo các biện pháp canh tác, nâng cao năng suất lẫn chất lượng của sản phẩm. Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể thể còn như một điều kiện, một giấy thông hành để sản phẩm măng cụt huyện Dầu Tiếng đáp ứng được yêu cầu hội nhập vào thị trường thế giới ngày một gắt gao trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO.
Mỹ Linh