Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học.
Văn học đương đại là vườn hoa đa sắc. Một loạt cây bút trẻ đã và đang nỗ lực sáng tạo không ngừng để tỏa sắc, khoe hương trên mảnh đất màu mỡ văn chương. Thế hệ nhà văn 8X như Nguyễn Thị Kim Hòa, Hoàng Công Danh, Lê Vũ Trường Giang, Nguyễn Thiên Ngân, Bùi Tiểu Quyên, Đinh Phương… đang hăm hở khẳng định tên tuổi bằng tất cả năng lượng của mình. Và không thể không nhắc đến Văn Thành Lê, gương mặt tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả thời công nghệ số.
Công tác xã hội với việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương).
Công tác xã hội (CTXH) đối với trẻ em mồ côi là một trong những lĩnh vực chuyên biệt của nghề Công tác xã hội nhằm giúp trẻ em mồ côi đáp ứng được đúng những nhu cầu mà trẻ em mồ côi cần, tạo điều kiện và cơ hội giúp các em hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Chính vì những lý do đó, tác giả Trần Thị Bé đã thực hiện luận văn “Công tác xã hội với việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương (TTBTCTXH))” vào năm 2022 với mục tiêu nghiên cứu thực trạng Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương. Áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân để đánh giá vai trò của nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) đối với trẻ em mồ côi tại TTBTCTXH từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò của Công tác xã hội với hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tôn giáo đến hành vi bảo vệ môi trường
Vấn đề về môi trường sinh thái từ lâu đã được giới học thuật quan tâm và thảo luận ở nhiều diễn đàn trên toàn cầu một trong số đó có nhắc đến các mối quan hệ của văn hóa nhân loại, tôn giáo và môi trường. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến số đông người theo tôn giáo cũng như có đức tin với phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo” xây dựng đô thị văn minh và trên nền tảng giáo lý của các tôn giáo, những người theo tôn giáo có ý thức cao hơn về môi trường so với những người không theo tôn giáo ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, tăng cường trách nhiệm của các tôn giáo, đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường (BVMT) là hết sức cần thiết.
Quản lí sinh hoạt chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã. Trong huyện có 4 trường trung học phổ thông (THPT) được bố trí ở thị trấn và 3 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, đội ngũ giáo viên (GV) đa số là nhập cư, khả năng tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế nên chất lượng giáo dục thấp so với các vùng khác. Từ kết quả báo cáo đánh giá hàng năm của các trường THPT cho thấy, hiện nay nội dung sinh hoạt chuyên môn (SHCM) chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hành chính, GV khó chia sẻ kiến thức, chưa sẵn sàng học hỏi và hợp tác để xây dựng kế hoạch bài học, vẫn còn thói quen tập trung phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của SHCM.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Trên địa bàn thành phố Dĩ An (TP. Dĩ An), tỉnh Bình Dương để đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và thống nhất ở các cấp, UBND TP. Dĩ An đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 08/4/2014; lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 14/8/2018; đồng thời TP. Dĩ An cũng đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm kể từ năm 2015-2020 theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và cũng đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Du lịch tỉnh Bình Dương phát triền bền vững (2010 - 2020).
Đây là đề tài nghiên cứu của thạc sĩ Trần Đức Thuận thực hiện vào năm 2021 với mục tiêu phản ánh quá trình lịch sử ngành du lịch tỉnh Bình Dương (2010 - 2020) dưới góc độ phát triển bền vững (chỉ số tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng ngành; thúc đẩy đời sống xã hội phát triển; bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống). Qua đó, đánh giá, rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Dương trong tương lai