Hội nghị Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ toàn quốc năm 2022
Ngày 17-18/3/2022 tại thành phố Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ toàn quốc 2022 để tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và những năm tiếp theo.
Hội nghị toàn quốc về Sở hữu trí tuệ
Ngày 17/3/2022, tại Thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị SHTT toàn quốc năm 2022 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về sở hữu trí tuệ năm 2021, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2022.
Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Trong bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bức phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng 2030.
Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Mắc ca là cây trồng nhập nội, mới được gây trồng, phát triển ở Việt Nam, việc phát triển vùng trồng Mắc ca cần được nghiên cứu, triển khai từng bước thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc và nhu cầu của thị trường, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội. Ngày 15/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030
Với quan điểm nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số là chìa khoá để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội bao trùm và toàn diện. Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030” vào ngày 28/01/2022.
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng để phát triển kinh tế xanh; bảo tồn đa dạng sinh học vừa lả giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài, bền vững nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025
Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình) nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Khoa học và công nghệ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Với mục tiêu triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.