19 Sản phẩm công nghệ thông tin vào Chung khảo Nhân tài đất Việt năm 2019
Năm 2019 đánh dấu chặng đường 15 năm tìm kiếm và tôn vinh nhân tài đầy tự hào của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt với chủ đề “Sức mạnh chuyển đổi số”. Đã có nhiều công trình khoa học, sản phẩm công nghệ được vinh danh tại Giải thưởng, trở thành bệ phóng vững chắc cho hàng trăm sản phẩm được ứng dụng vào thực tế, phát triển và mở rộng thị trường, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền công nghệ nước nhà. Và từ đó, có hàng chục công trình, sản phẩm đã được vinh danh trên trường quốc tế, làm rạng danh non sông, đất nước Việt Nam.
Theo kế hoạch, ngày 30/9/2019 là hạn cuối nộp sản phẩm tham dự Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019 trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh và nhận được nhiều đề nghị từ các tác giả và nhóm tác giả xin gia hạn thêm thời gian để hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm CNTT, Ban tổ chức đã quyết định gia hạn nộp bài dự thi đến hết ngày 15/10/2019.
Đến nay, thông qua vòng sơ khảo Ban tổ chức đã quyết định chọn ra 19 sản phẩm công nghệ thông tin xuất sắc nhất trong 418 sản phẩm dự thi vào vòng chung khảo. Trong đó, CNTT số triển vọng có 07 sản phẩm; CNTT kết nối di động có 03 sản phẩm và CNTT khởi nghiệp là 09 sản phẩm.
Trong năm 2018, sản phẩm lĩnh vực CNTT đã có nhiều điểm đổi mới khác biệt so với 13 năm trước, thực sự đáp ứng đúng kỳ vọng của Ban tổ chức đề ra với chủ đề “Sức mạnh Công nghệ số”. Có đến 20 sản phẩm trong 138 sản phẩm CNTT dự thi lọt vào vòng chung khảo. Trong đó, lĩnh vực CNTT số triển vọng có 05 sản phẩm, lĩnh vực CNTT kết nối, di động có 05 sản phẩm và lĩnh vực CNTT khởi nghiệp có 10 sản phẩm.
Danh sách sản phẩm CNTT vào Chung khảo (www.mic.gov.vn):
- Sản phẩm CNTT Số Triển vọng (07 sản phẩm): (1) Sản phẩm Dịch vụ cho thuê giải pháp chứng thực tập trung VNPT Ký số của nhóm tác giả đến từ Phòng Giải pháp phần mềm số 1 - Trung tâm giải pháp Chính phủ Điện tử - Công ty Công nghệ Thông tin; (2) Giải pháp bảo mật toàn diện cho hệ thống camera an ninh của nhóm tác giả đến từ Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội; (3) Hệ thống số hóa thông minh D-IONE của nhóm tác giả công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI; (4) Phần mềm tự động chuyển đổi tiếng nói tiếng Việt sang văn bản, gọi tắt là "Origin-STT" của nhóm tác giả công ty TNHH Hệ thống Trí thông minh Nhân tạo Việt Nam; (5) Dịch vụ định danh xác thực điện tử eKYC (Electronic Know Your Customer) của nhóm tác giả phòng Trí tuệ Nhân tạo - Trung tâm Sáng tạo - Công ty Công nghệ Thông tin VNPT; (6) ICORRECT - Ứng dụng luyện thi và nói tiếng Anh của nhóm tác giả đến từ công ty Cổ phần CSUPPORTER và (7) V-Chain: nền tảng phát triển và triển khai ứng dụng phi tập trung trên công nghệ Blockchain của nhóm tác giả Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Sản phẩm CNTT Kết nối, Di động (03 sản phẩm): (1) Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức (Cổng 1022) đến từ nhóm tác giả Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM; (2) Cổng thông tin kết nối khách hàng vay của nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương, Vũ Văn Luật, Trần Duy Hoàng, Đồng Thị Hồng, Đào Trung Hiếu, Nguyễn Duy Công, Vũ Minh Dũng và (3) VietSearch - Kết nối và Phát triển cộng đồng Việt của nhóm tác giả: Nguyễn Đình Phú, Nguyễn Đình Quý, Lưu Vĩnh Toàn, Trần Quốc Nhật Minh, Hà Duyên Hóa, Phạm Xuân Lâm, Phan Thị Tường Vi, Nguyễn Mười.
- Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp (09 sản phẩm): (1) Phần mềm quản lý nhân sự trực tuyến Tanca.io thuộc hạng mục THÀNH CÔNG đến từ nhóm tác giả công ty CP Ứng dụng di động Xanh; (2) Đài Truyền hình 4.0 - Gostudio thuộc hạng mục THÀNH CÔNG của nhóm tác giả công ty Cổ phần Công nghệ GoStream Là phần mềm kết hợp với các trang mạng xã hội cung cấp các tính năng cho việc livestream giới thiệu sản phẩm, gameshow, tương tác; (3) Sản phẩm Testuru thuộc hạng mục THÀNH CÔNG của nhóm tác giả công ty Cổ phần Testuru; (4) Ứng dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe WeJoy thuộc hạng mục THÀNH CÔNG của nhóm tác giả đến từ công ty Cổ phần Công nghệ Onaclover; (5) CSAM - Hệ sinh thái lưu trú trực tuyến thuộc hạng mục SÁNG TẠO của nhóm tác giả: Nguyễn Thành Trung, Hồ Xuân Hùng, Lê Vĩnh Nhơn, Nguyễn Hồng Nhung; (6) Học viện không gian ảo (Edulad VR) thuộc hạng mục SÁNG TẠO của nhóm tác giả Công ty TNHH Công nghệ Holoma; (7) Hệ thống ứng cứu và xử lý sự cố Smart IR thuộc hạng mục SÁNG TẠO của nhóm tác giả đến từ Trung tâm An toàn Thông tin - Công ty VNPT IT; (8) AIZO thuộc hạng mục SÁNG TẠO của tác giả Nguyễn Cẩm Vân và (9) Bot bán hàng thuộc hạng mục SÁNG TẠO của nhóm tác giả Công ty Cổ phần Chatbot Việt Nam.
Mỹ Linh