a. Tên luận văn: Dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi - lưu huỳnh Hóa học 10 THPT
b. Họ và tên cá nhân thực hiện: Trần Thị Lựu
c. Tên đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Huệ
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
c. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu và vận dụng dạy học theo mô hình 5E thông qua chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Hiện nay, trong các trường phổ thông môn Hóa học là một trong những môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Theo đó, môn Hóa học có nhiều cơ hội để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù trong đó có năng lực “Tìm hiểu tự nhiên”. Và một trong những lý thuyết dạy học, phương pháp dạy học đáp ứng được mục tiêu này, đó là lý thuyết kiến tạo và dạy học khám phá theo mô hình 5E.
Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết kiến tạo nhưng những nghiên cứu về dạy học theo mô hình 5E còn khá mới mẻ trong dạy học hóa học. Do vậy, tác giả Trần Thị Lựu đã thực hiện luận văn này với mục tiêu nghiên cứu và vận dụng dạy học theo mô hình 5E thông qua chương oxi - Lưu huỳnh, Hóa học lớp 10 trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, năng lực, năng lực tự khám phá, lý thuyết kiến tạo, dạy học theo mô hình 5E; thiết kế bộ công cụ và sử dụng để đánh giá năng lực tìm tòi tự khám phá; phân tích một số nguyên tắc và yêu cầu dạy học theo mô hình 5E; thiết kế kế hoạch dạy học theo mô hình 5E, chương “oxi - lưu huỳnh”, Hóa học lớp 10 trung học phổ thông; thực nghiệm sư phạm, xử lý kết quả đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
Sau thời gian triển khai, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu và nội dung đề ra. Cụ thể, tác giả đã tiến hành điều tra thực trạng về những hiểu biết của giáo viên về dạy học theo mô hình 5E với việc phát triển năng lực tìm tòi tự khám phá cho học sinh; tình hình học tập hóa học và năng lực tìm tòi khám phá của học sinh tại một số trường trung học phổ thông ở Bình Dương.
Đồng thời, sau khi tiến hành thực nghiệm trên các cặp đối chứng và thực nghiệm tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Trung học phổ thông Dầu Tiếng, trung học phổ thông Lê Lợi với 3 kế hoạch dạy học đó là các bài oxi - ozon, lưu huỳnh, axit sunfuric – muối sunfat thông qua bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và lấy ý kiến đánh giá về hứng thú của học sinh sau khi học xong chương. Kết quả, tác giả đã thu được kết quả đồ thị đường tích lũy của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
Qua đó cho thấy, việc vận dụng dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học hiện nay.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn - luận án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).