a. Tên luận văn: Hình tượng thuyền trong tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam
b. Họ và tên cá nhân thực hiện: Trần Hồng Giang
c. Tên đơn vị công tác: Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
e. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu giá trị nghệ thuật của hình tượng thuyền trong tranh khắc gỗ Việt Nam từ năm 1925 đến nay. Tìm hiểu những nét đẹp của hình tượng thuyền qua từng vùng miền văn hóa khác nhau, nghiên cứu những tác phẩm của các họa sĩ đi trước, phân tích, đánh giá những thông điệp, từ đó rút ra những kinh nghiệm cụ thể giúp cho bản thân cũng như người xem hiểu biết nhiều hơn vẻ đẹp của chiếc thuyền trong tranh khắc gỗ tiêu biểu ở Việt Nam
f. Kết quả nghiên cứu (tóm tắt)
Đây là đề tài nghiên cứu luận văn được tác giả Trần Hồng Giang thực hiện năm 2019 với mong muốn đóng góp để diễn tả nét đẹp và nêu bật được tầm quan trọng, giá trị văn hóa, lịch sử chiếc thuyền mang bản sắc Việt thông qua việc phân tích những tác phẩm khắc gỗ tiêu biểu thể hiện hình tượng này.
Mục tiêu nghiên cứu: giá trị nghệ thuật hình tượng thuyền trong tranh khắc gỗ Việt Nam từ năm 1925 đến nay. Đồng thời, tìm hiểu những nét đẹp của hình tượng thuyền qua từng vùng miền văn hóa khác nhau, nghiên cứu những tác phẩm của họa sĩ đi trước, phân tích và đánh giá những thông điệp. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cụ thể giúp bản thân cũng như người xem hiểu biết nhiều hơn vẻ đẹp của chiếc thuyền trong tranh khắc gỗ tiêu biểu ở Việt Nam.
Theo đó, nghệ thuật đồ họa tạo hình gồm các thể loại như khắc kẽm, đồng, in đá, độc bản… trong đó, tranh khắc gỗ mang tính ứng dụng vào thực tế đã được minh chứng từ thế kỷ XI ở Việt Nam. Từ đó, tranh khắc gỗ đã trở thành một nét truyền thống mang tính dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và đến ngày nay, dòng tranh khắc gỗ vẫn khẳng định được giá trị riêng của nó. Đề tài sáng tác trong tranh khắc gỗ đa dạng, mô tả từ con người đến cảnh vật, được diễn tả một cách tự nhiên, đầy sức sống.
Chiếc thuyền là phương tiện quan trọng của người Việt, nó gắn liền với quá trình hình thành văn hóa nước ta, với cuộc sống ngư dân, giá trị kinh tế, tâm linh và nhiều thứ khác. Do đó, hình tượng thuyền được sử dụng làm đề tài tiêu biểu khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho người họa sĩ, thể hiện bằng chính sự rung động cảm xúc của mình một cách sâu sắc.
Bằng cách vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và phân tích mỹ thuật học; thu thập, tổng hợp tài liệu từ sách, báo chí… giúp tác giả thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề tài, kiểm tra tính chính xác của thông tin trong suốt quá trình nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trong mỗi tác phẩm khắc gỗ về thuyền của các họa sĩ đều cho thấy nét đặc sắc, thú vị về phong cách, tinh tế và linh động trong từng tác phẩm, cũng như toàn bộ văn hóa của từng vùng miền mà mỗi người họa sĩ thực tế trong những chuyến đi. Không những vậy, người họa sĩ còn đóng góp rất lớn về sự phát triển của dòng tranh in Việt Nam từ số lượng cho đến chất lượng ngày càng mạnh mẽ.
g. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn - luận án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).