a. Tên luận văn: Nhóm con tựa chuẩn tắc của nhóm
b. Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Nguyễn Hoàng Sơn
c. Tên đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Tiếng
d. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số tính chất của các nhóm con tựa chuẩn tắc và nhóm con π- tựa chuẩn tắc, tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm con tựa chuẩn tắc với các nhóm con chuẩn tắc và các nhóm con á chuẩn tắc, tìm hiểu một số tính chất sâu hơn của các nhóm con tựa chuẩn tắc.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Chúng ta đã biết, một nhóm con H của nhóm G được gọi là nhóm con tựa chuẩn tắc của nhóm G nếu H giao hoán với mọi nhóm con của G, nghĩa là: HK KH , với mọi K là nhóm con của G. Nhóm con tựa chuẩn tắc là một mở rộng rất tự nhiên của khái niệm nhóm con chuẩn tắc. Tuy nhiên các nghiên cứu về các nhóm con tựa chuẩn tắc chưa có nhiều. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn quyết định chọn đề tài: “Nhóm con tựa chuẩn tắc của nhóm” làm đề tài luận văn thạc sĩ toán học của mình.
Nội dung của luận văn dựa trên kết quả của bài báo của W.E. Deskins. Trong luận văn, tác giả sẽ khảo sát một số tính chất của các nhóm con tựa chuẩn tắc và nhóm con p -tựa chuẩn tắc, tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm con tựa chuẩn tắc với các nhóm con chuẩn tắc và các nhóm con á chuẩn tắc, tìm hiểu một số tính chất sâu hơn của các nhóm con tựa chuẩn tắc.
Phần đầu tác giả giới thiệu một số các khái niệm và các kiến thức cơ bản cần cho chương tiếp theo. Chẳng hạn như: Định lý Sylow, các p -nhóm, nhóm con chuẩn tắc, nhóm con á chuẩn tắc, nhóm con đặc trưng, nhóm lũy linh và các khái niệm cơ bản khác của lý thuyết nhóm.
Tiếp theo định nghĩa và các tính chất cơ bản của nhóm con tựa chuẩn tắc và nhóm con p -tựa chuẩn tắc, mối quan hệ giữa nhóm 2 con tựa chuẩn tắc với nhóm con chuẩn tắc và nhóm con á chuẩn tắc, một số các kết quả sâu hơn về các nhóm con tựa chuẩn tắc. Nhóm được đề cập đến trong luận văn này đều là nhóm hữu hạn.
Kết quả, luận văn đã trình bày được một số tính chất cơ bản của các nhóm con tựa chuẩn tắc của nhóm hữu hạn. Qua đó mở rộng đến những nhóm con p - tựa chuẩn tắc và đã chứng minh được H HG là nhóm lũy linh khi H là một nhóm con p -tựa chuẩn tắc của nhóm G. Mặt khác, theo Định lý 2.3.1 ta cũng chứng minh được khi H là một nhóm con tựa chuẩn tắc của một p -nhóm G thỏa mãn G H x = á ñ , với x nào đó trong G và mỗi nhóm con của G đóng đối với tính tựa chuẩn tắc thì H HG là một nhóm cyclic. Tiếp theo, mở rộng Định lý 2.3.1 ta cũng chứng minh được khi H là một nhóm con tựa chuẩn tắc của một QPL-nhóm G thì H HG là một nhóm abel.
Ngoài ra còn có một số ví dụ về mối quan hệ của nhóm con tựa chuẩn tắc với các nhóm con chuẩn tắc và các nhóm con á chuẩn tắc, tính tựa chuẩn tắc của các nhóm con không có tính chất bắc cầu, giao của các nhóm con tựa chuẩn tắc không là nhóm con tựa chuẩn tắc.
g. Năm tốt nghiệp: 2016
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo luận văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).