a. Tên luận văn:Quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
b.Họ và tên cá nhân thực hiện luận văn: Trần Thị Mỹ Phượng
c. Tên đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Bình B
d. Tên viện - trường thực hiện luận văn: Trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương
đ. Mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tiểu học và quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
e. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mỗi người học phải chủ động tìm hiểu trang bị tri thức theo năng lực của chính mình thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN). Đồng thời, với xu hướng phát triển của công nghệ 4.0, năng lực con người đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều hơn nữa để hòa nhập với nhu cầu phát triển của thế giới.
Tổ chức giảng dạy HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã thực hiện theo sự chỉ đạo và đã đạt được một số thành tích rất khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại cần được tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp để khắc phục. Quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cần tìm ra biện pháp nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong LLGD và có biện pháp giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, từng địa phương. Với những lý do đó, tác giả Trần Thị Mỹ Phượng đã chọn "Quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương" để nghiên cứu làm đề tài luận văn.
Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng HĐTN cho HS tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực và quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý các HĐTN, đề cập đến một số khái niệm công cụ như: trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của HS, quản lý, quản lý nhà trường, quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh, vai trò, mục tiêu, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, kết quả HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực của HS.
Kết quả cho thấy, cho thấy công tác quản lý đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Các LLGD trong và ngoài nhà trường đã nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN trong việc giúp HS chiếm lĩnh tri thức cũng như hình thành nhân cách của HS tiểu học. Mức độ năng lực của các em chỉ ở mức trung bình. Các trường đã thực hiện thường xuyên nhiều nội dung HĐTN với hình thức chủ yếu là dạy HĐTN theo tài liệu cùng em HĐTN - tài liệu do Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện năm học 2018-2019, dạy với hình thức lồng ghép nội dung HĐTN trong các môn học, GV sử dụng nhiều phương pháp giáo dục giúp HS tự lĩnh hội kiến thức thông qua bài học, công tác quản lý được thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên hiệu quả quản lý hoạt động này chưa cao, các trường tiểu học cần tăng cường đầu tư cho công tác tổ chức, công tác kiểm tra, đánh giá; phân bổ thời gian, kinh phí, CSVC, tạo điều kiện cho nhà giáo dục tổ chức tốt HĐTN cho HS. Ngoài ra, nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền giúp CMHS nâng cao kiến thức về tổ chức HĐTN và huy động CMHS, các LLGD khác từ xã hội tham gia HĐTN cho HS tiểu học
Qua đó, tác giả đã xác định 4 nguyên tắc và đề xuất 5 biện pháp quản lý của quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương: (1) Nâng cao nhận thức của các LLGD và tầm quan trọng của HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học; (2) Xây dựng kế hoạch về HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học; (3) Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học; (5) Tăng cường các điều kiện thực hiện HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học. 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cần thiết, rất cần thiết và khả thi, rất khả thi góp phần nâng cao quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học; các văn bản có liên quan đến quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý HĐTN theo hướng tiếp cận năng lực cho HS tiểu học.
f. Năm tốt nghiệp: 2019
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn - luận án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)