a/ Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời công suất 40m3/mẻ cho sản phẩm gỗ và mây tre lá
Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 500 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh về lĩnh vực chế biến gỗ, gồm 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 300 doanh nghiệp đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, ngành chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương nằm trong nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển đến năm 2015.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển rất nhanh của ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu và đã được xác định là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đồng thời, trong lĩnh vực sấy của ngành chế bến gỗ thì đây là khâu cần thiết đột phá áp dụng giải pháp này. Do sấy là một trong những khâu quan trọng nhất trong ngành chế biến gỗ và nông sản, vừa là khâu tiêu tốn năng lượng nhiều nhất và gây ô nhiễm môi trường thông qua sử dụng năng lượng không sạch như hiện nay (củi, dầu).
Nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhóm tác giả đã đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời công suất 40m3/mẻ cho sản phẩm gỗ và mây tre lá” vừa tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sấy, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời công suất 40m3/mẻ cho sản phẩm gỗ và mây tre lá nhằm đạt được những mục tiêu về:
+ Tiết kiệm năng lượng (Giảm nhiên liệu đốt nồi hơi, giảm tiêu thụ điện cho chạy quạt trong lò sấy);
+ Chống ô nhiễm môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo môi trường làm việc trong lành cho người lao động;
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như tăng năng suất lao động - giảm giá thành sản phẩm và tạo uy tín đầu ra cho sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường trng nước và quốc tế
Tác giả đã vận dụng phương pháp thu thập thông tin và kế thừa kết quả nghiên cứu của những đề tài đã thực hiện trong và ngoài nước. Và tiến hành tập hợp các cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu về năng lượng mặt trời, nguyên lý các thiết bị hấp thụ nhiệt mặt trời để tính toán thiết kế, chế tạo chủ yếu dạng hấp thụ nhiệt mặt trời tạo không khí nóng…. Sau thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã đạt được một số kết quả khả quan như:
- Nghiên cứu xác định các thống số công nghệ của thiết bị hấp thụ bức xạ nhiệt mặt trời, tạo không khí nóng của lò sấy NLMT CAXE.2012 loại 40m3 theo hai mùa khô và mùa mưa;
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông công nghệ sấy tối ưu theo giải pháp sấy gia nhiệt bằng NLMT cho gỗ keo lai dày 50mm;
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông số công nghệ sấy tối ưu theo giải pháp sấy kết hợp gia nhiệt bằng NLMT với sấy hơi nước cho gỗ keo lai chiều dày 50mm;
- Thiết lập biểu đồ giảm ẩm và thiết lập quy trình sấy theo các thông số công nghệ của chế độ sấy tối ưu theo hai giải pháp sấy bằng NLMT và giải pháp sấy kết hợp (sấy NLMT với sấy hơi nước) cho gỗ keo lai;
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định các thông số công nghệ sấy và thiết lập quy trình sấy theo giải pháp sấy kết hợp NLMT với sấy hơi nước cho sản phẩm làm từ bèo lục bình;
- Thiết lập biểu đồ giảm ẩm và thiết lập quy trình sấy theo các thông số công nghệ sấy tối ưu theo hai giải pháp sấy bằng NLMT và giải pháp sấy kết hợp cho sản phẩm bèo lục bình;
- Tính toán so sánh hiệu quả giữa hai giải pháp nghiên cứu với sấy đối chứng bằng hơi nước đơn thuần cho gỗ keo lai và bèo lục bình;
- Nghiên cứu tính toán thiết kế lò sấy NLMT công suất 40m3/mẻ (chỉ tiêu đầu vào là gỗ) trong đó: Tính toán công nghệ; tính toán nhiệt; tính toán khí động học của lò sấy;
- Chế tạo và lắp đặt lò sấy gỗ năng lượng mặt trời CAXE.2012 loại 40m3;
- Xây dựng quy trình công nghệ sấy bằng NLMT công suất 40m3 cho gỗ keo lai dày 50mm theo hai giải pháp sấy bằng NLMT và sấy NLMT kết hợp với sấy hơi nước;
- Xây dựng quy trình công nghệ sấy bằng NLMT 40m3 cho sản phẩm bèo lục bình theo hai giải pháp sấy bằng NLMT và sấy NLMT kết hợp với sấy hơi nước;
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến tới sản xuất sạch hơn, đảm bảo môi trường trong lành hơn cho người lao động. Không những thế, kết quả này còn giúp giảm chi phí sấy, tăng chất lượng sản phẩm và tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 03/2013
- Thời gian kết thúc: 03/2014
g/ Kinh phí thực hiện: 1.391.135.000 đồng