a/ Tên nhiệm vụ: Nhân rộng mô hình điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tại một số xã, phường
thuộc dự án "Nhân rộng mô hình điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tại một số xã, phường của huyện Bến Cát, Tân Uyên, thị xã Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một (nay là huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một) tỉnh Bình Dương"
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Trần Trọng Tuyên - và cá nhân tham gia chính:
1. ThS. Nguyễn Thị Thơ Mộng
2. CN. Phan Thị Linh Trang
3. CN. Vương Đình Thành
4. CN. Phạm Sĩ Quan
5. CN. Đặng Tuấn Duy
6. CN. Hồ Thị Thắm
7. CN. Hoàng Ngọc Diệu Hiền
8. Bùi Ngọc Loan
d. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng các điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ tại các xã, phường và thị trấn nhằm cung cấp thông tin khoa học và công nghệ mới, đa dạng, phù hợp, thường xuyên và tương tác nhiều chiều cho người dân, phục vụ sản xuất - đời sống, phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn; góp phần hình thành mạng lưới thông tin khoa học cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đánh giá các mô hình điểm cung cấp thông tin KH&CN đã triển khai trong tỉnh để rút ra những điểm phù hợp để phát huy nhân rộng và những điểm hạn chế để khắc phục. Tăng cường hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho người dân vùng sâu vùng xa. Tạo bước chuyển biến tích cực trong việc giúp người dân tiếp cận ngày càng nhiều với những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, nhằm tiến tới thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) đến các địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là nhân tố có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đảm bảo sự thành công của tiến trình đẩy mạnh phát triển nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong những năm gần đây, Bình Dương là tỉnh có sự phát triển nhanh về công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, việc đưa mô hình điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) về các địa phương là việc hết sức cần thiết, nhằm giúp bà con vùng sâu và vùng xa tiếp cận được các thông tin về khoa học kỹ thuật, từ đó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống, các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hướng tới mục tiêu giảm đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo kết quả khảo sát, hiện nay, đa số người dân tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trình độ tin học và kiến thức về sử dụng internet còn thấp. Bên cạnh đó, các xã, phường, thị trấn cũng chưa có những điểm truy cập internet. Chính vì thế, người dân rất cần điểm truy cập internet để có thể tìm kiếm những thông tin bổ ích cho sản xuất chăn nuôi tại gia đình, tiếp cận những thông tin KH&CN, những thông tin thời sự từ khắp nơi trong nước và trên thế giới. Ngoài ra, người dân các vùng nông thôn đang rất cần thông tin về phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao mức sống. Đồng thời, người dân cũng cần nắm bắt nhanh chóng những thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản làm ra, từ đó định hướng sản xuất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu của thị trường. Thông qua hệ thống thông tin KH&CN, người dân có thể học hỏi các quy trình sản xuất chăn nuôi có hiệu quả khắp nơi trong cả nước cũng như chia sẻ những mô hình sản xuất chăn nuôi có hiệu quả tại địa phương.
Từ chiến lược tăng cường công tác thông tin KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Đưa thông tin KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, vùng sâu và vùng xa, Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ đã triển khai dự án “Nhân rộng mô hình điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thông tại một số xã, phường của huyện Bến Cát, Tân Uyên, thị xã Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương”. Dự án đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao dân trí cho người dân địa phương nơi triển khai dự án về tiếp cận nguồn thông tin KH&CN từ các điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu: Xây dựng các điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ tại các xã, phường và thị trấn nhằm cung cấp thông tin khoa học và công nghệ mới, đa dạng, phù hợp, thường xuyên và tương tác nhiều chiều cho người dân, phục vụ sản xuất - đời sống, phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn; góp phần hình thành mạng lưới thông tin khoa học cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đánh giá các mô hình điểm cung cấp thông tin KH&CN đã triển khai trong tỉnh để rút ra những điểm phù hợp để phát huy nhân rộng và những điểm hạn chế để khắc phục. Tăng cường hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho người dân vùng sâu vùng xa. Tạo bước chuyển biến tích cực trong việc giúp người dân tiếp cận ngày càng nhiều với những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, nhằm tiến tới thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Sau thời gian thực hiện, Dự án đã thực hiện hoàn thành các nội dung đề ra trước khi thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra của dự án:
- Xây dựng tại mỗi điểm thuộc các thị xã, phường tham gia dự án một điểm truy cập thông tin KH&CN với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ. Tại điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ tại các xã phường được trang bị các thiết bị như: 02 máy vi tính, 02 bộ bàn ghế, 01 máy in laser, 01 tủ hồ sơ, 100 đĩa CD, thiết bị kết nối Internet. Tại điểm điều hành điểm truy cập thông tin khoa học và công nghệ (Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ) được trang bị 02 máy vi tính, 02 bộ bàn ghế, 01 máy chụp ảnh, 01 máy in laser, 01 tủ hồ sơ, thiết bị kết nối Internet.
- Xây dựng trang thông tin điện tử đảm bảo khả năng truy cập và khai thác nguồn thông tin KH&CN tại địa phương và các chợ công nghệ và thiết bị trên mạng internet và các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước. Thư viện cơ sở dữ liệu với nội dung phong phú phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tổ chức 45 lớp đào tạo, tập huấn với sự tham gia của 900 người đối tượng là nông dân đạt 10% mục tiêu đề ra. Tổ chức 03 lớp đào tạo, tập huấn cho 75 người là đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin KH&CN tại địa phương (đạt 83% so với mục tiêu đề ra) đủ năng lực tiếp nhận, triển khai và phát triển có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã tham gia dự án nói riêng và tỉnh nhà nói chung; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên và trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các địa phương;
- Xây dựng được quy trình khai thác sử dụng, bảo trì, phục vụ thông tin cho một đối tượng hoặc nhóm và cách thức đảm bảo nguồn kinh phí, nhân lực, kỹ thuật… để duy trì được hoạt động các điểm tham gia sau khi dự án kết thúc; Khảo sát nhu cầu thông tin và đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân tại địa phườn bằng việc sử dụng tích hợp công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể ở địa bàn triển khai; Thiết lập cơ chế trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin hai chiều giữa cơ sở, địa phương và Trung ương; Tuyên truyền điểm truy cập và thông tin khoa học và công nghệ thông qua Hội Nông dân, đài phát thanh, tờ rơi, bản tin, website, đào tạo, tập huấn, báo Bình Dương…
Bên cạnh việc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động KH&CN, các mô hình đã đào tạo ra nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại chỗ cho địa phương. Các cán bộ công chức hành chính xã, phường thụ hưởng dự án đã được đào tạo, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình làm việc như: hướng dẫn cách tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công việc; kỹ thuật sử dụng các tiện ích của máy tính; cách truy cập, tìm kiếm và khai thác các thông tin KH&CN trên mạng internet…
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: 12/2011
- Thời gian kết thúc: 06/2015
g/ Kinh phí thực hiện: 4.503.546.388 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ)