a/ Tên nhiệm vụ: Phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
b/ Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Liên hiệp khoa học Kinh tế - Kỹ thuật - Môi trường miền Nam
c/ Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đinh Thị Kim Chi và cá nhân tham gia chính:
1. TS Phạm Thành Tâm
2. TS. Đặng Công Tráng
3. ThS. Nguyễn Thanh Hương
4. ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân
5. ThS. Nguyễn Thiện Duy
6. ThS. Bùi Tuấn Khanh
7. ThS. Hoàng Mạnh Tùng
8. ThS. Trương Thùy Minh
d/ Mục tiêu nghiên cứu:
đ/ Kết quả thực hiện tóm tắt:
Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hàng hóa và thị trường hàng hóa sức lao động với nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện mới hiện nay của nền kinh tế thị trường, khi chúng ta nắm vững các yếu tố thuộc tính của hàng hóa sức lao động thì thị trường sức lao động lại càng có ý nghĩa và tính chất quyết định đối với người lao động, đối với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một vấn đề rất cần thiết không chỉ về mặt lý luận là phải nhận thức thấu đáo về loại thị trường mới mẻ này, mà phải hiểu được những nhân tố cấu thành loại thị trường này nhằm vạch ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo và sử dụng sức lao động hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm qua, Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng có sẵn của tỉnh, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất thực hiện đề tài “Phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020” nhằm thúc đẩy tỉnh Bình Dương tăng trưởng phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Mục tiêu của nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, các nhân tố cấu thành, ảnh hưởng tác động đến loại hàng hóa đặc biệt này; những đặc trưng cơ bản của thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương và sự kết nối cung cầu đối với thị trường; Rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới trên cơ sở khảo sát, điều tra, phân tích đánh giá thực trạng về hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương. Vạch ra những quan điểm cơ bản để đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường sức lao động nhằm phát triển hàng hóa sức lao động và phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng hóa sức lao động, các nhân tố cấu thành, ảnh hưởng tác động đến loại hàng hóa đặc biệt này; những đặc trưng cơ bản của thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương và sự kết nối cung cầu đối với thị trường;
- Rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới trên cơ sở khảo sát, điều tra, phân tích đánh giá thực trạng về hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương.
- Vạch ra những quan điểm cơ bản để đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường sức lao động nhằm phát triển hàng hóa sức lao động và phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Kết quả:
Đề tài nghiên cứu đã dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mac Lenin; cơ sở lý luận về kinh tế hàng hóa sức lao động, điều kiện ra đời, hai thuộc tính của hàng hóa đó là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa sức lao động; các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh là những quy luật của kinh tế hàng hóa và tất yếu được vận dụng đối với hàng hóa sức lao động và thị trường lao động.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép biện chứng duy vật làm phương pháp luật chung cho toàn bộ nghiên cứu của đề tài. Trong đó, vận dụng hai nguyên lý cơ bản mối liên hệ phổ biến và phát triển, ba quy luật, sáu cặp phạm trù; nghiên cứu thị trường sức lao động được xem xét trong mối liên hệ phổ biến và phát triển.
Theo đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thông qua các cuộc khảo sát theo từng ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, từng người lao động về số lượng, độ tuổi, học vấn… từ các địa phương trong các doanh nghiệp của tỉnh và nguồn lao động từ các tỉnh trong cả nước đến tỉnh Bình Dương công tác.
Sau 18 tháng thực hiện, nhiệm vụ đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan như:
1. Phân tích những lý luận chung về hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động làm cơ sở tiến hành nghiên cứu cho phần sau. Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực để phát triển thị trường sức lao động tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
2. Thực trạng phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ điều tra thực trạng thông qua 09 bảng khảo sát gắn với các tiêu chí của từng đối tượng điều tra; kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học…
3. Những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: Giải pháp về cung - cầu; nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động… đồng thời, vạch ra những vấn đề cần phải hoàn thiện các chính sách kinh tế từ vai trò của nhà nước.
Như vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho các nhà hoạch định chiến lược, các sở, ban ngành của tỉnh làm căn cứ để phát triển thị trường sức lao động nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo “sức khỏe” và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
e/ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 18 tháng
- Thời gian bắt đầu:
- Thời gian kết thúc: 12/2014
g/ Kinh phí thực hiện: 655.871.000 đồng
(Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ).