Cần hiểu và sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, bảo đảm điện năng suất cây trồng giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Nhưng nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách không kiểm soát và thiếu hiểu biết sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Theo các chuyên gia, thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để ngăn ngừa và diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng và nông sản. Thuốc bảo vệ thực vật được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại như: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc trừ nhện, thuốc trừ nấm bệnh, trừ cỏ, thuốc điều hòa sinh trưởng. Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau như: Dung dịch hỗn hợp, dạng nước, hạt, viên hoặc thuốc bột nên cách sử dụng khác nhau. Việc phân loại thuốc bảo vệ thực vật có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ hoặc phân loại theo góc khoa học. Các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau. Tuy nhiên hầu hết nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay đều thiếu kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều bà con chưa quan tâm đến kỹ thuật sử dụng thuốc, vấn đề sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay thuốc bảo vệ thực vật được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm Clo hữu cơ có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. Nhóm lân hữu cơ có độ độc cấp tính tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường. Nhóm carbamate là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi bởi chúng tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao nhưng độ độc cấp tính lại tương đối cao và khả năng phân hủy tương đương với nhóm lân hữu cơ. Nhóm cúc tổng hợp dẫn xuất từ nguồn gốc các loại cây họ cúc. Loại thuốc này dễ bay hơi, mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người Ngoài ra còn có nhóm hoạt chất pheromone , là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loại. Loại này rất ít độc với con người và môi trường. Ngoài ra các loại thuốc trừ sâu vì sinh cũng ít độc với con người và môi trường.
Ông Đỗ Văn Huân công ty Việt Thắng - Bắc Giang , TP. HCM cho biết, một tên chai thuốc bảo vệ thực vật có hai thành phần. Phần đầu tên hoạt chất theo sau là tên thương phẩm.
Theo các chuyên gia, độ độc của thuốc được tính theo mức độ gây độc khi chất đó xâm nhập vào cơ thể sinh vật. chất càng độc thì liều lượng gây độc càng cao và tính bằng miligam chất độc cho 1 kg Trọng lượng cơ thể. Để đánh giá và so sánh độ độc cấp tính của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người và động vật máu nóng, các nhà nghiên cứu quy định liều gây chết trung bình ký hiệu là LD50. Đây là liều lượng ít nhất có thể gây chết cho 50% cá thể động vật. Căn cứ độ độc cấp tính thông qua chỉ số này mà thuốc bảo vệ thực vật được chia thành các 4 nhóm độc với độ độc khác nhau. Nhóm 1:Có vạch chỉ báo ở cuối nhãn sản phẩm là màu đỏ, có in hình đầu lâu có 2 gạch chéo. Sản phẩm nhóm 1 là rất độc. Nhóm thứ hai vạch chỉ báo màu vàng. biểu tượng trên nhãn có hình thoi và có hai đường gạch chéo liền. Sản phẩm này có tính độ cao. Nhóm thứ ba có vạch màu xanh . Độ độc nhóm 3 là nguy hiểm. Nhóm 4 có chị vạch màu xanh lá cây Lưu ý của nhóm độ độc cấp nhóm 4 là cẩn thận.
Nhóm 1 có chỉ vạch màu đỏ hiện nay đã được cấm sử dụng trên thị trường bởi chúng rất độc đối với người và các thiên địch có ích. Các chi cục Bảo vệ thực vật và trồng trọt khuyến cáo nông dân nên sử dụng các loại thực vật thuốc bảo vệ thực vật Thuộc nhóm 3 hoặc nhóm 4.
Về phân loại theo hóa học thì thuốc bảo vệ thực vật được chia thành 2 nhóm là nhóm có gốc hóa học và nhóm có góc sinh học. Nhóm góc hóa học có ưu điểm là diệt sâu nhanh và hiệu quả nhưng có nhược điểm là gây ô nhiễm môi trường, độ độc cao và gây hại cho các thiên địch. Nhóm có nguồn gốc từ sinh học có thể ưu điểm là ít độc, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thời gian cách ly của sản phẩm sinh học rất ngắn chỉ từ 2 đến 6 ngày, dư lượng thuốc trong nông sản không cao. Nhưng loại thuốc này lại có nhược điểm là diệt sâu chậm hơn so với các nhóm thuốc có nguồn gốc hóa học.
Theo quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuốc có độ độc cấp tính nhóm 1 không được dùng để phun sạch trên cây trồng mà chỉ được phép dùng để diệt chuột hoặc bảo quản quản lâm sản các công trình xây dựng, đê điều. Các loại thuốc thuộc nhóm 2 , nếu người sử dụng không tuân thủ đúng các quy tắc và kỹ thuật phun thì nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn. Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc thức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng như mệt mỏi nhức đầu chóng mặt đổ mồ hôi chảy nước dãi chảy nước mắt và bị suy nhược thần kinh nếu thuốc tích lũy trong cơ thể một thời gian dài sẽ gây đột biến tế bào gây ung thư ảnh hưởng đến bầu thai gây dị dạng hoặc gây tổn thương cho các bộ phận khác trong cơ thể. Hiện nay các chuyên gia bảo vệ thực vật thường khuyến cáo nông dân nên sử dụng những loại thuốc có nhãn chỉ vạch màu xanh nước biển và màu xanh lá nằm dưới cùng của nhãn thuốc. Những sản phẩm này thường có độc tính nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt khi sử dụng loại thuốc này, nếu tuân thủ quy tắc 4 đúng là đúng thuốc đúng liều đúng thời gian vào phòng đúng cách thì vẫn đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh.
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Nếu chỉ quan tâm đến công dụng của thuốc mà ít quan tâm đến độc tính của thuốc thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì thế nông dân cần lựa chọn những thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh nhưng an toàn hơn với con người và môi trường. Đó là những loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học sinh thân thiện với môi trường
Huỳnh Thanh