Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Nhằm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI về “Phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; đảm bảo sự phù hợp và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết hoặc tham gia, khai thác có hiệu quả những cơ hội để tăng nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng và nhân lực KH&CN, nâng cao vị thế quốc tế về KH&CN của Việt Nam, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, Quốc hội đã ban hành Luật KH&CN 2013 thay thế Luật KH&CN năm 2000.
Luật này ra đời nhằm tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững; khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian qua; phát huy và tận dụng mọi cơ hội trong và ngoài nước để tăng cường tiềm lực KH&CN đáp ứng mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Ngày 27/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 11, 12, 15, 25, 30, 32, 41, 43, 46 và một số vấn đề cần thiết khác của Luật khoa học và công nghệ liên quan đến thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ; đánh giá độc lập tổ chức khoa học và công nghệ; trình tự, thủ tục xác định, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập; kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước; phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Tiếp theo đó là những Nghị định, Thông tư, văn bản được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, mở ra nhiều chính sách khuyến khích, phát triển khoa học và công nghệ xứng tầm trong khu vực:
Ngày 18/2/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ quy định về nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp bảo đảm phát triển, tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
Ngày 03/4/2017, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước dưới các hình thức đề tài KH&CN; dự án sản xuất thử nghiệm; đề án khoa học; dự án KH&CN.
Ngày 08/4/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất. Thông tư này Thông tư này hướng dẫn nội dung và quy trình đánh giá trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, bao gồm: chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ngày 23/4/2014, Bộ Tài chính và Bộ KH&CN ban hành Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Ngày 12/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Nghị định này hướng dẫn chi tiết Điều 19, Điều 22 và Điều 23 của Luật Khoa học và công nghệ về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ, ưu đãi sử dụng nhân lực, nhân tài hoạt động khoa học và công nghệ.
Ngày 30/5/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư này được áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012.
Ngày 30/5/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm: Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia; dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia; đề án khoa học cấp quốc gia; dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
Ngày 15/4/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Với mục đích chuyển giao công nghệ; đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội và các hoạt động khác theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và pháp luật liên quan.
Ngày 11/6/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thông tư này hướng dẫn thủ tục, trình tự và hình thức về thu thập thông tin về nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành; đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thu thập thông tin về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; công bố và cung thông cấp thông tin về nhiệm vụ KH&CN theo quy định.
Ngày 13/6/2014, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Thông tư gồm 03 chương 14 điều quy định cụ thể điều kiện thành lập, hoạt động tổ chức trung gian của thị trường KH&CN dưới hình thức tổ chức KH&CN, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thành lập hoặc tham gia thành lập, vận hành, quản lý các loại hình tổ chức trung gian: Sàn giao dịch công nghệ; Trung tâm giao dịch công nghệ; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ; Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. Thông tư quy định cụ thể từ chức năng đến điều kiện thành lập, hoạt động các tổ chức trung gian. Trong đó, Thông tư xác định rõ các tổ chức trung gian phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật, phải bảo đảm duy trì điều kiện trong quá trình hoạt động.
Ngày 14/4/2017, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngày 26/6/2017, Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN được Bộ KH&CN ban hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư này quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước dưới các hình thức đề tài KH&CN, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN thuộc các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và thay thế Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 tập trung chủ yếu vào việc bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt, Luật bổ sung giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; sửa đổi quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. Các chính sách biện pháp được sửa đổi, bổ sung trong Luật được kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh việc gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tổ chức trung gian, qua đó nâng cao hiệu quả thương mại hóa công nghệ, thu hút các thành phần tham gia thị trường khoa học và công nghệ.
Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 5/9/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
Để tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình chuyên nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, Bộ KH&CN kết hợp với Bộ Tài chính phê duyệt Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” vào ngày 18/5/2016. Để triển khai Đề án, ngày 12/4/2018 Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN Quy định tổ chức quản lý Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025". Thông tư quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ và hoạt động tổ chức thực hiện các ban ngành trong đề án. Tiếp sau đó là những văn bản quy định, hướng dẫn được ban hành từ trung ương đến địa phương góp phần lan tỏa phong trào khởi nghiệp trên toàn quốc.
Ánh Nguyệt