Chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng công nghệ
Từ năm 2010 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành nhiều Chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, phát triển thị trường, điển hình một số Chương trình như sau:
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia
Đây là Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao là phương thức quan trọng để chuyển hóa các thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại; là cơ sở để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm có nhiều tính năng mới, có giá trị tăng cao; là giải pháp hữu hiệu để tăng cường năng lực phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ.
Chương trình có 6 nhóm sản phẩm chính: (1) Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; (2) Sản phẩm thiết bị siêu trường, siêu trọng; (3) Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin; (4) Sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải; (5) Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam; (6) Sản phẩm phục vụ an ninh và quốc phòng; và 3 nhóm sản phẩm dự bị: (1) Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; (2) Các sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; (3) Sản phẩm vi mạch điện tử.
Tính đến nay, có các dự án đã triển khai như: Công nghệ sản xuất vacxin phòng bệnh lở mồm long móng cho gia xúc, do TS. Vũ Tiến Lâm thực hiện từ 2014-2016; công nghệ sản xuất vacxin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn do PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch thực hiện từ 2014-2017; công nghệ sản xuất vacxin cúm A/H5N1 cho gia cầm do TS. Trần Đức Hạnh thực hiện từ 2014-2016 và công nghệ sản xuất vacxin đa giá phòng 03 bệnh viêm phổi phổ biến ở lợn do TS. Trần Đức Hạnh thực hiện từ 2016-2018.
Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2010.
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao
Chương trình nhằm thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao; ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế xã hội; sản xuất sản phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
Tính đến cao đã có một số nhiệm vụ được triển khai như: Nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc bằng công nghệ Nano của Võ Xuân Bội Lâm; Nghiên cứu phát triển làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số chế phẩm Vi sinh, Enzym và Protein của Nguyễn Xuân Hoàng; Nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị truy nhập wifi (Access Point) dùng cho mạng VNPT wifi dựa trên nền điện toán đám mây của Phạm Hùng Mạnh; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thuốc Peginterferon Lambda 1, Pegfilgrastim đạt tiêu chuẩn Châu Âu của Đỗ Minh Sĩ;
Hoàn thiện công nghệ chế tạo Robot phục vụ đào tạo của Lê Anh Kiệt; Hoàn thiện công nghệ chế tạo chip led cục tím (UVLED) cho ứng dụng diệt vi khuẩn nước sinh hoạt và đo nồng độ ôzon trong không khí của Nguyễn Văn Hiếu; nghiên cứu phát triển sản xuất các giống mía với quy mô công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao cho vùng mía nguyên liệu Thanh Hóa của Lê Văn Tam; hoàn thiện thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất linh hoạt kết cấu nhà thép nhẹ tiền chế của Kiều Huỳnh Sơn; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống đo và hiển thị các tham số dẫn đường, tham số bay cho máy bay Iak-52 trên cơ sở hoàn thiện công nghệ đã áp dụng cho trực thăng họ Mi của TS. Lê Huy Phong; Nghiên cứu công nghệ sản xuất Nattokinase tái tổ hợp và ứng dụng để sản xuất thuốc ở quy mô công nghiệp của ThS. DS. Nguyễn Thị Hương Liên.
Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc giá phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia:
Đến nay, Chương trình đã có hơn 30 nhiệm vụ được triển khai: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả của Lưu Thị Thúy Huyền; Nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ tự động hóa quá trình sản xuất một số thuốc viên thuộc nhóm tim mạch, tiểu đường, chống thải ghép của Ths. Dương Chí Toàn; Hoàn thiện công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi ngang tỉnh Phú Yên của Trần Thị Lưu; Đổi mới công nghệ sản xuất gạch ốp lát cao cấp khổ lớn (kích thước 800x800mm) đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu của Đỗ Đức Thắng; Hoàn thiện Công nghệ sản xuất bóng đá đạt tiêu chuẩn FIFA từ vật liệu da nhân tạo của Nguyễn Trọng Thấu; Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế và đổi mới công nghệ chế tạo một số bộ phận của các loại cầu trục, cổng trục cảng biển của Trần Văn Tuấn…
Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
Mục tiêu Chương trình hỗ trợ hình thành và phát triển 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 100 cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ với 1.000 các nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu… Đến nay, đã có hơn 20 nhiệm vụ được triển khai: Hoàn thiện công nghệ sản xuất máy tách màu phân loại gạo sử dụng công nghệ xử lý ảnh của KS. La Thanh Hải; Hoàn thiện quy trình sản xuất giống dừa Sáp (Makapuno coconut) bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp của TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm rượu từ gạo nếp cái hoa vàng và gạo nếp than (nếp cẩm) quy mô công nghiệp của Ths. Phạm Thị Thu, Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc tiêm Palonosetron, Carbetocin và thuốc khí dung Budesonid quy mô công nghiệp sử dụng công nghệ BFS (Blow-Fill-Seal) của Ths. Nguyễn Thanh Bình…
Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương, đa phương về KH&CN
Chương trình hướng đến mục tiêu nâng cao khả năng phối hợp, tiếp thu, làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra công nghệ mới, góp phần phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá trị tăng cao. Đến nay, đã có 15 nhiệm vụ thuộc chương trình được triển khai: Nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh, Nghiên cứu phát triển bộ kit chuẩn đoán trên cơ sở cảm biến sinh học để phát hiện nhanh một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện, Xây dựng quy trình tinh chế (-) Gossypol từ hạt bông Việt Nam và tổng hợp xúc tác các phối tử Salen và Phosphine, Nghiên cứu phát triển các nguồn gen lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, Đặc điểm dịch tễ học, gánh nặng bệnh tật liên quan đến nhiễm HPV ở Việt Nam…
Quyết định 528/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020.
Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài.
Với phương thức tuyển chọn được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2015/TT-BKHCN ngày 05/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thực hiện Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020 và Chương trình tìm kiếm chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020. Đến nay, có một nhiệm vụ đã được triển khai: Tìm kiếm công nghệ mô phỏng huấn luyện tác chiến cấp chiến thuật do Nguyễn Trung Kiên thực hiện từ năm 2017 - 2018.
Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020.
Thơ Mộng